Phân biệt sự khác nhau giữa thoái hóa cột sống và u cột sống

Được đánh giá là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng những tổn thương từ thoái hóa cột sống sẽ gây ra những cơn đau gần giống như biểu hiện của u cột sống hay ung thư xương. Để hiểu đúng về thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa hiệu quả hãy cùng tham khảo bài viết sau đây!

1.Giải thích khái niệm bệnh lý thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mạn tính tiến triển từ từ gây đau tăng dần, làm hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và địa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.

Thoái hóa cột sống thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, người lao động nặng, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vị trí thường bị thoái hóa thường bị thoái hóa nhất là cột sống thắt lưng.

1.1 Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất đi tính đàn hồi của đĩa đệm, làm xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống là hậu quả của rất nhiều yếu tố tác động, ngoài việc tuổi tác và lao động, còn do người bệnh có tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, đã từng phẫu thuật cột sống hay do di truyền,…

1.2 Phân biệt u cột sống và thoái hóa cột sống

Cùng xuất hiện với những triệu chứng cơn đau ở lưng giống nhau, khiến nhiều người bệnh vẫn lầm tưởng giữa u cột sống (u tủy) và thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của u cột sống thì cao hơn rất nhiều so với các bệnh thoái hóa. Các triệu chứng lâm sàng đầu tiên của người mắc bệnh u cột sống là đau nhức và rối loạn hô hấp, rối loạn cảm giác tê tay chân, cơ vòng gây táo bón và tiểu khó trong thời gian dài. Các cơn đau do u cột sống gây ra sẽ mạnh hơn khi về đêm, tình trạng sụt cân trông thấy mà không rõ nguyên nhân.

Việc chủ quan tự nhận định triệu chứng của thoái hóa cột sống hay u cột sống chỉ khiến người bệnh thêm phần lo lắng, hoang mang, dẫn đến cơ thể suy nhược sức khỏe ngày càng yếu đi, bệnh tình không thuyên giảm. Do đó, cần theo dõi và tham vấn chẩn đoán của bác sĩ để được điều trị kịp thời và chính xác.

2. Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa cột sống

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm mà thoái hóa cột sống rơi vào 3 thể lâm sàng khác nhau:

2.1. Đau lưng cấp

Triệu chứng này thường gặp ở lứa tuổi 30 – 40 đa số nam giới. Cơn đau sẽ xuất hiện sau một động tác mạnh, trọng tải quá mức, đột ngột hoặc trái tư thế lao động. Cơ chế sinh triệu chứng đau lưng cấp là do đĩa đệm bị căng phồng nhiều, chèn đẩy và kích thích vào các rễ thần kinh ở vùng dây chằng dọc sau.

– Đau mạnh vùng cột sống nhất là thắt lưng, đau nhiều hơn khi ho hoặc hắt hơi, rặn hoặc thay đổi tư thế.

– Đau nhiều làm hạn chế hoạt động của cột sống, các cơ cạnh xương sống co cứng.

– Nghỉ ngơi một vài ngày có thể giảm đau dần, nhưng vẫn hay tái phát nếu quay trở lại làm việc nặng.

2.2. Đau thắt lưng mạn tính

Cơn đau thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40, triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa. Cơn đau tăng mạnh khi vận động, thay đổi thời tiết hoặc nằm lâu bất động một tư thế. Cột sống có thể bị biến dạng một phần làm hạn chế một số động tác của cột sống và tứ chi.

Thể triệu chứng lâm sàng mãn tính này xuất hiện là do đĩa đệm đã bị thoái hóa nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh

2.3. Đau thắt lưng hông

Đây là triệu chứng của đau thắt lưng và đau dây thần kinh làm hông bị biến dạng to một bên hoặc phình cả hai bên. Trên cơ sở đĩa đệm bị thoái hóa, dưới tác động của áp lực cao, nhân nhây bị đẩy ra phía sau lồi lên hoặc thoát vào ống sống. Điều này dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm đè áp vào các rễ thần kinh gây nên đau thần kinh hông.

Triệu chứng thoái hóa cột sống nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào sức khỏe tinh thần và khả năng tiếp nhận điều trị người bệnh. Theo dõi và thăm khám ngay ở giai đoạn đầu của thoái hóa cột sống, chúng ta có thể ngăn chặn sự thay đổi diễn biến xấu của bệnh.

Triệu chứng lâm sàng đau thắt lưng

4. Tập luyện điều trị cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

  • Thay đổi lối sống tích cực và khoa học là bí quyết cải thiện sức khỏe tuyệt vời cho tất cả mọi bệnh tật: chăm chỉ luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Hạn chế thuốc lá rượu bia, các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và mọi người xung quanh.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ, nên đứng dậy đi lại 5 – 10 phút sau khi đã ngồi tại chỗ 1 – 2 tiếng.
  • Hạn chế nâng, vác vật nặng quá sức, hạn chế đi giày cao gót liên tục. Nên trang bị một tấm nệm cứng hoặc thảm chiếu mát-xa cho giấc ngủ của bạn.
  • Sở hữu một chế độ ăn uống bổ dưỡng đủ chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn: tăng cường các loại rau quả xanh; các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi; bổ sung đậu nành để phòng ngừa loãng xương và các bệnh về xương.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết: Canxi, Sắt, Kẽm,… là những khoáng chất thiết yếu quan trọng cho cả người bình thường và người mắc bệnh. Chúng ta có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thực phẩm hoặc bằng viên uống dược phẩm hỗ trợ mỗi ngày.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7