Rách sụn chêm khớp gối và những thông tin quan trọng cần biết
Rách sụn chêm khớp gối là một trong những chấn thương phổ biến do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn thể thao… Tuy nhiên, nhiều trường hợp do chủ quan mà không có biện pháp can thiệp kịp thời, gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, việc có được những thông tin về tình trạng này sẽ rất cần thiết để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nội dung bài viết
1. Rách sụn chêm khớp gối là gì?
Sụn chêm nằm ở khớp gối trên xương chày và dưới xương đùi bao gồm 2 tấm là sụn chêm trong hình chữ C và sụn chêm ngoài hình chữ O. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Sụn chêm có tính đàn hồi và độ dẻo dai rất tốt, giúp đôi chân di chuyển và hoạt động dễ dàng.
Khi bị rách sụn chêm khớp gối do tai nạn giao thông, té ngã hay chấn thương do chơi thể thao… sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Không những vậy tình trạng đau kéo dài khiến quá trình vận động về sau gặp nhiều trở ngại.
2. Nguyên nhân gây rách sụn chêm khớp gối
Tùy theo vị trí bị rách sụn chêm mà có thể gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Rách vùng vô mạch, rách vùng có mạch nuôi, rách sừng sau, rách sừng trước, rách sụn chêm ngoài…
Còn nếu dựa vào hình thái có thể kể đến các loại rách sụn chêm như: Rách sụn chêm ngang, rách sụn chêm hình vạt, rách sụn chêm dọc, rách sụn chêm phức tạp, hình nan hoa…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rách sụn chêm khớp gối. Tuy nhiên, phổ biến là những nguyên nhân dưới đây:
- Ở người lớn: Do tai nạn lao động, do chấn thương khi vận động, do thoái hóa ở người lớn tuổi. Đặc biệt, có những người đứng lên đột ngột không đúng tư thế cũng khiến cho phần sụn chêm ở khớp gối bị rách.
- Ở trẻ em: Xảy ra do vui chơi, nô đùa, chạy nhảy bởi trẻ em thường rất hiếu động. Khi ngã bị gập đầu gối hay chân bị vặn xoắn gây nên tình trạng rách sụn chêm.
3. Triệu chứng của rách sụn chêm khớp gối
Trường hợp sụn chêm khớp gối mới bị rách thì tình trạng sức khỏe không có gì ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh vẫn có thể đi lại hay chơi thể thao bình thường. Tuy nhiên, sau đó 2 – 3 ngày, sẽ cảm thấy đau đớn, khớp gối sưng to và quá trình vận động gặp nhiều khó khăn hơn. Một số dấu hiệu điển hình khi bị rách sụn chêm khớp gối như:
- Đầu gối có biểu hiện sưng to và đau nhức.
- Khi sụn chêm bị rách sẽ nghe thấy tiếng như tiếng nổ.
- Có tiếng lục cục khi vận động ở vị trí sụn chêm bị rách.
- Gặp phải tình trạng kẹt khớp gối.
- Quá trình co duỗi ở khớp gối gặp nhiều khó khăn.
- Việc đi lại không được nhanh nhẹn như trước mà cảm thấy khó khăn hoặc cần có người giúp đỡ.
4. Những phương pháp kiểm tra sụn chêm khớp gối bị rách
Nếu sau khi va chạm hay có chấn thương, các bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám xem có bị rách sụn chêm hay không. Các phương pháp kiểm tra thường được sử dụng bao gồm:
- Chụp X-quang để đánh giá tổn thương sơ bộ ở khớp gối, loại bỏ nguyên nhân gây đau khác như gãy xương, rạn xương…
- Nội soi để nhận định tổn thương, trong đó có sụn chêm hay bất kỳ bộ phận nào của khớp gối. Từ đó, đưa ra phương pháp can thiệp và điều trị phù hợp.
- Chụp cộng hưởng từ là phương pháp quan trọng khi chụp X-quang hay nội soi chưa cho kết quả cuối cùng. Việc chụp cộng hưởng từ sẽ đánh giá chi tiết những tổn thương của sụn chêm giúp việc điều trị trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
5. Điều trị khi bị rách sụn chêm khớp gối
Phương pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối có sự khác nhau tùy thuộc vào kích thước, vị trí, mức độ và hình thái của tổn thương. Bao gồm:
5.1. Điều trị nội khoa
Với những tổn thương nhỏ, người bệnh cảm giác đau vừa, khớp gối vẫn có thể hoạt động bình thường thì sẽ được điều trị nội khoa. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, có thể kết hợp chườm đá để cải thiện triệu chứng.
Kết hợp với phương pháp này, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt phù hợp. Tránh gắng sức hay thực hiện các động tác ảnh hưởng trực tiếp lên khớp gối. Nếu không tình trạng sẽ trở nên trầm trọng và việc điều trị hay phục hồi sẽ khó khăn hơn.
5.2. Ghép sụn chêm
Ghép sụn là phương pháp điều trị rách sụn chêm khá phức tạp và khó thực hiện. Sụn ghép phải được sử dụng từ sụn đồng loại gọi là Allograft. Do đó, phương pháp này ở Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện được.
5.3. Phẫu thuật cắt bỏ sụn khớp gối
Với những tổn thương rách sụn chêm ở vùng 2/3 là trường hợp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh và không có khả năng hồi phục. Ngoài ra, tổn thương kéo dài trên 6 tuần mà đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ sụn khớp gối.
Quá trình phẫu thuật chỉ cắt bỏ phần sụn chêm bị rách nên vẫn giữ được chức năng vốn có của khớp gối, giúp người bệnh di chuyển và vận động bình thường như trước.
5.4. Khâu sụn chêm
Khi bị rách sụn chêm khớp gối, người bệnh còn được điều trị bằng cách khâu sụn chêm. Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp bị tổn thương lớp sụn, rách sụn chêm do thoái hóa khớp gối… Khi đó, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng nhanh chóng nhưng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và đi lại nhẹ nhàng.
5.5. Phẫu thuật nội soi
Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu và thường được ưu tiên lựa chọn để phục hồi tổn thương rách sụn chêm. Với nhiều ưu điểm có thể kể đến như:
- Phẫu thuật nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian nằm viện cho người bệnh.
- Vết mổ nhỏ, phục hồi nhanh và ít bị đau so với mổ phanh.
- Khả năng phục hồi cao lên tới 80 – 90%. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục thể thao sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về nội dung rách sụn chêm khớp gối là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về vấn đề này để áp dụng khi mình hay những người thân trong gia đình gặp phải.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt