Rách sụn viền khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Một trong những tổn thương hay gặp ở vai khi vận động mạnh hay do tai nạn là rách sụn viền khớp vai. Vậy thì làm thế nào để nhận biết từ sớm và có hướng điều trị kịp thời mang lại hiệu quả cao? Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Rách sụn viền khớp vai là gì?
Trước khi phân tích về rách sụn viền khớp vai, các bạn hãy cùng tìm hiểu qua về cấu tạo của khớp vai. Theo đó khớp vai là sự kết nối của ổ chảo xương bả vai và phần chỏm của xương cánh tay. Chính vì thế, khớp vai có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ cánh tay và hỗ trợ quá trình di chuyển, vận động bình thường của con người.
Ở phần rìa chảo xương bả vai có cấu trúc sụn – sợi gọi là sụn viền. Chúng có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa ổ chảo và chỏm do cấu tạo làm sâu ổ chảo.
Phần sụn viền này cũng có quá trình lão hóa như bộ phận khác của cơ thể theo thời gian, dẫn đến rách sụn viền khớp vai. Ngoài ra, tổn thương còn có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng rách sụn viền khớp vai được chia thành nhiều dạng khác nhau. Đó là:
- Rách sụn viền sau thường gặp ở vận động viên luyện tập với cường độ cao. Tuy nhiên, trường hợp này ít gặp.
- Rách sụn viền khớp vai trên là vị trí rách từ trước ra sau ở ổ chảo xương cánh tay – nơi có gân nhị đầu bám vào. Bệnh thường gặp ở những người chơi bóng chuyền, chơi quần vợt hay cầu lông do tay thường xuyên phải đưa lên cao. Nếu người lớn tuổi bị rách là do quá trình lão hóa, thoái hóa của cơ thể.
- Rách sụn viền Bankart hay còn gọi là sụn viền dưới – trước. Thường xảy ra khi người bệnh bị trật khớp vai, gây rách sụn viền. Khi đó, khớp vai sẽ bị lỏng lẻo khiến cho việc điều trị trật khớp vai trở nên khó khăn hơn so với bình thường.
2. Nguyên nhân gây rách sụn viền khớp vai
Nguyên nhân gây rách sụn viền khớp vai có rất nhiều. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
2.1. Do chấn thương
Các hoạt động thể dục thể thao hay tư thế làm việc hàng ngày lặp lại một động tác trong thời gian dài dẫn đến rách sụn viền. Do đó, các bạn cần có tư thế làm việc khoa học, thực hiện các bài tập vừa sức, tránh gắng sức.
2.2. Do căng cơ
Một trong những nguyên nhân gây rách sụn viền khớp vai đó là do các bài tập căng cơ quá sức, nhất là trong thể thao. Sự căng cơ thái quá sẽ làm cho tổ chức xương hay màng xương bị tổn thương, gây tình trạng phù nề. Nghiêm trọng hơn dẫn đến rách sụn viền.
3. Triệu chứng khi bị rách sụn viện khớp vai
Khi sụn viền khớp vai bị rách sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trong đó, các dấu hiệu điển hình như:
- Khi cử động vai sẽ phát ra những tiếng lạo xạo rõ ràng và dễ phân biệt.
- Cảm giác đau đớn, khó chịu khi đi ngủ.
- Khớp vai có cảm giác lỏng lẻo, không còn gắn kết.
- Khi thực hiện các động tác luôn cảm thấy đau như: Quay cánh tay, chạy vung tay…
- Hay cảm thấy mỏi vai, vai yếu, đau vai. Ngay cả khi nghỉ ngơi hay không làm việc nặng cũng có cảm giác như vậy.
- Quá trình thực hiện vận động ở cánh tay và khớp vai bị giới hạn phần nào.
4. Điều trị khi bị rách sụn viền khớp vai
Đối với việc điều trị rách sụn viền khớp vai, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình cụ thể từng người bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó:
4.1. Đối với tổn thương nhẹ
Khi tổn thương ở mức không gây nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa. Trong đó, chủ yếu là các loại thuốc giảm đau để người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, người bệnh cần được hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa để tránh những bài tập không phù hợp, gây phản tác dụng và làm cho tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
4.2. Đối với tổn thương nặng
Khi rách sụn viền khớp vai với mức độ nặng, kích thước rách lớn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Lúc này, phương pháp điều trị nội khoa sẽ không mang lại hiệu quả mà còn làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Quá trình phẫu thuật có sự kết hợp với nội soi để xác định chính xác vị trí rách. Từ đó, tiến hành khâu lại mà không làm ảnh hưởng các cơ quan lân cận. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được dùng thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, an thần hay giảm căng cơ. Tuy nhiên, chỉ nên uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
5. Những nguyên tắc sau khi điều trị
Sau khi điều trị xong, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý. Bởi nếu không cẩn thận sẽ làm cho bệnh tái phát và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trong đó một số gợi ý các bạn có thể tham khảo như:
Trong quá trình sinh hoạt, không nên thực hiện động tác mạnh, tránh va chạm, xô đẩy hay làm tác động trực tiếp đến khớp vai.
- Không nên vì tổn thương khớp vai mà nằm hay ngồi yên một chỗ. Cần đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, thường xuyên cử động vai để tăng độ linh hoạt, dẻo dai cho khớp xương.
- Riêng trường hợp người bệnh là các vận động viên cần khởi động thật kỹ trước khi thực hiện các động tác thể thao chuyên nghiệp. Trong quá trình thi đấu cần hạn chế va chạm và thi đấu theo trạng thái thân thiện để không làm ảnh hưởng đến khớp vai trong đó có sụn viền.
- Chú ý xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, hợp lý. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp.
- Cần tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Bài viết vừa phân tích chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị rách sụn viền khớp vai. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh và có hướng điều trị phù hợp nếu chẳng may bị bệnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt