Tại sao bị thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, tê bì do các rễ thần kinh bị chèn ép và cột sống bị chệch. Vậy tại sao bị thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Thoát vị đĩa đệm là do lão hóa: Quá trình lão hóa của cơ thể kéo theo sự thoái hóa của xương khớp. Vì thế, xương sẽ bị loãng, xốp và dễ bị thoái hóa. Bên cạnh đó, tuổi càng cao thì đĩa đệm càng dễ bị xẹp hay phình lồi, thậm chí là bị rối loạn nhẹ cấu trúc vòng sợi. Bởi thế, càng có tuổi thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm càng cao và tỷ lệ mắc bệnh cột sống, xương khớp cũng ngày nhiều hơn so với người trẻ.
- Thoát vị đĩa đệm là do chấn thương: Trong các hoạt động thường ngày khó tránh khỏi tình trạng va đập, chấn thương, té ngã… Tình trạng chấn thương sẽ làm tổn thương đến đĩa đệm và làm tăng nguy cơ bị thoát vị. Đặc biệt, có nhiều trường hợp chấn thương nhưng không điều trị triệt để nên bệnh càng trầm trọng và khiến cho tình trạng đĩa đệm khó kiểm soát hơn.
- Do sai tư thế khi hoạt động: Những người làm việc nặng nhọc thường xuyên, ngồi hoặc cúi quá lâu ở một tư thế, ngồi gù lưng hay rướn cổ về phía trước… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là do các công việc đó khiến cho cột sống không được linh hoạt mà phải chịu áp lực kéo dài. Dần dần hệ xương khớp bị tổn thương và dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý khác.
- Do bệnh nghề nghiệp: Đặc thù và tính chất công việc của một số đối tượng dễ dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Có thể kể đến các đối tượng như nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe… Lý do là những đối tượng này phải làm việc lâu trong một thư thế, khiến cột sống chịu áp lực trong thời gian dài. Vì thế, dễ gây tổn thương cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm là do thói quen sinh hoạt: Một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm đó chính là do thói quen sinh hoạt thường ngày. Người có thói quen ăn đồ chế biến sẵn, đồ có nhiều dầu mỡ và lười vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, một số thói quen xấu cũng làm ảnh hưởng đến đĩa đệm như: Kê gối quá cao khi ngủ, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, uống rượu bia,…
- Tai nạn dẫn đến thoát vị đĩa đệm: Có nhiều tai nạn gây nên thoát vị đĩa đệm như bị rơi vật nặng vào lưng, ngã đột ngột,… Điều này khiến cho cột sống phải chịu một tác động bất ngờ, dẫn đến trật khớp, nứt hoặc vỡ đĩa đệm gây thoát vị.
- Do bẩm sinh: Những người có bệnh lý bẩm sinh từ nhỏ đã mắc bệnh về cột sống như: Rách bao xơ, thoái hóa cột sống, thoát vị nhân tủy, hẹp ống sống… Đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm hơn so với người bình thường.
- Do di truyền: Một trong những lý do tại sao bị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến là yếu tố di truyền. Trong gia đình những người có tiền sử thoái hóa, mắc bệnh cột sống hay bị thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ các thế hệ sau mắc bệnh cao hơn.
- Do hút thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc là sẽ làm nguồn năng lượng bị tiêu hao nhiều hơn, dẫn đến thiếu hụt oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể cũng như hệ xương khớp. Lâu dần nguồn oxy không đủ để cung cấp cho đĩa đệm sẽ khiến bộ phận này dễ bị hư hỏng và tổn thương hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây nên rất nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe chính mình cũng như những người xung quanh.
- Do thừa cân, béo phì: Những người có thể trạng thừa cân, béo phì sẽ làm cho cơ thể phải chịu áp lực lớn theo thời gian. Đặc biệt là phần cột sống thắt lưng sẽ phải làm việc quá tải để nâng đỡ cơ thể. Lâu dần theo thời gian, các đốt sống sẽ bị tổn thương, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
2. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Với những phân tích chi tiết về lý do tại sao bị thoát vị đĩa đệm kể trên, các bạn cần có biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập vừa sức. Tránh căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, đặc biệt là có chứa nhiều canxi, omega 3, chất chống oxy hóa và vitamin. Nguồn thực phẩm nên dùng như: Tôm, cua, cá, hải sản hay các chế phẩm từ sữa.
- Khi ngồi làm việc hay quá trình làm việc nặng cần chú ý đến tư thế. Không mang vác quá nhiều vật nặng cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho xương khớp. Nếu công việc nặng nhọc thì cần nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm ảnh hưởng sức khỏe.
- Có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa Chondroitin, Glucosamin, Hyaluronic. Các chất này sẽ giúp phục hồi các bao xơ ở đĩa đệm và sụn khớp. Từ đó, nâng cao khả năng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
- Người bệnh cần chú ý hạn chế hấp thu các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ. Ngoài ra, chất gây nghiện, rượu bia hay cà phê đều có những thành phần làm tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp nên cũng cần tránh.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về những lý do tại sao bị thoát vị đĩa đệm cũng như một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có biện pháp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt