Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Thực tế, nhiều người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thực sự là quan niệm sai lầm bởi không vận động, không đi bộ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Có nên đi bộ khi bị thoái hóa cột sống lưng không?

Thoái hóa cột sống được coi là tình trạng lão hóa của xương khớp, là bệnh không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh thoái hóa cột sống lưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc quá sức hay những người làm văn phòng thường có thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động.

Người bị bệnh thoái hóa cột sống nên dành thời gian nghỉ ngơi hằng ngày nhưng cần có thêm chế độ vận động, luyện tập thể dục phù hợp theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh các cơ bị co cứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ có những lợi ích trong việc chữa trị bệnh khớp cụ thể sau:

  • Giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ
  • Góp phần giúp giảm huyết áp
  • Giúp giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu
  • Giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể
  • Tăng sự hưng phấn, có giấc ngủ sâu, chống trầm cảm.
  • Tăng mật độ xương nên giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương
  • Giảm nguy cơ ung thư đại tràng
Đi bộ tốt cho bệnh thoái hóa cột sống lưng

– Đi bộ không chỉ làm cho các cơ mạnh hẳn lên mà còn có tác dụng chống loãng xương và giòn xương ở nam giới. Nghiên cứu cho thấy Phụ nữ nếu đi bộ đều đặn từ tuổi 20 thì khoẻ mạnh, lượng canxi không giảm, nguy cơ loãng xương ở tuổi 70 giảm 30% so với người không đi bộ.

– Đi bộ cũng có tác dụng làm giảm đau nhức, giúp các khớp dẻo dai và chống thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống lưng.

– Một trong các nhiệm vụ chính trong chữa thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo nên điểm tựa vững chắc cho cột sống vùng thắt lưng bằng việc củng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưng.

– Các nhóm cơ, dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố sẽ phòng ngừa sự tái phát cơn đau. Đi bộ là cách giúp tăng mật độ xương, chống loãng xương, kích thích tiết chất chống thoái hóa khớp; giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp; tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt.

– Cảnh báo với những người bị bệnh thoái hóa cột sống, nếu tập đi bộ đều đặn, lúc đầu thấy đau nhức hơn nhưng với thời gian, do máu huyết được lưu thông đều, viêm phù nề sẽ giảm dần, đau nhức cũng giảm theo.

– Đi bộ là môn thể dục đơn giản nhất, tốt cho sức khỏe mọi người. Đặc biệt với  bệnh nhân thoái hóa cột sống, đi bộ không chỉ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng. Nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực sau ngày làm việc mệt mỏi.

Đi bộ đúng cách phòng chống thoái hóa cột sống thắt lưng

Rõ ràng, đi bộ có tác dụng rất tốt đối với việc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Nên khởi động nhẹ trước khi đi bộ để làm nóng cơ thể, giãn gân cốt, tránh các chấn thương như bong gân, chuột rút
  • Tư thế đi bộ: mặt thẳng hướng về phía trước, giữ lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhẹ nhàng, tự nhiên.
  • Khi mới bắt đầu, nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát
  • Trong khi đi, nên kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức.
  • Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 – 45 phút để đi bộ.
  • Lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7