Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa như thế nào?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người trong thời gian gần đây. Ở giai đoạn đầu, bệnh có biểu hiện nhẹ và người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên, người bệnh không can thiệp kịp thời mà để cho bệnh trầm trọng hơn thì sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

1. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ở thanh niên do thói quen làm việc và sinh hoạt không khoa học, lành mạnh. Bệnh thường tiến triển thầm lặng với các biểu hiện tại chỗ như đau đầu, đau cổ vai gáy, tê bì vùng cổ…

Thoái hóa cột sống gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng với các triệu chứng khó chịu, đau đớn dẫn đến ăn mất ngon, ngủ không yên giấc. Các cơn đau với mức độ tăng dần ở cột sống với âm thanh lục cục và ảnh hưởng đến các vị trí lân cận.

Tuy nhiên, nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể là cột sống lưng và cổ. Chính vì thế, thoái hóa cột sống sẽ khiến người bệnh bị chèn ép dây thần kinh gây bại liệt, thoát vị đĩa đệm…

2. Mức độ nguy hiểm khi bị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường tiến triển thầm lặng và không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Vẹo cột sống: Khi điều trị thoái hóa cột sống sai cách hoặc không có chế độ làm việc phù hợp thì sẽ gây biến dạng. Nguy hiểm nhất là gây vẹo cột sống, dẫn đến trụ sinh lý tự nhiên của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và không thể sinh hoạt bình thường.
  • Gây chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không sẽ gây chèn ép dây thần kinh nếu không được điều trị tích cực. Biểu hiện đầu tiên là đau đỉnh đầu, sau đó lan xuống thái dương. Tình trạng đau ban đầu là âm ỉ, sau đó gây buồn nôn, chóng mặt. Lâu dần gây tê bì cánh tay, thậm chí là teo cơ tay, yếu cơ bắp và mất khả năng cầm nắm.
  • Đau dây thần kinh tọa: Biểu hiện đau lan theo dây thần kinh từ thắt lưng xuống đùi, cổ chân và bàn chân. Cơn đau tăng dần theo thời gian khiến người bệnh không thể đi lại như bình thường mà phải dùng các phương tiện hỗ trợ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Có thể nói thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị tích cực từ sớm, biến chứng này sẽ gây bại liệt, teo cơ và mất khả năng lao động ở người bệnh.
Thoái hóa cột sống có nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm
  • Rối loạn tiền đình: Có tới hơn 90% bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện rối loạn tiền đình. Với các triệu chứng điển hình như: Ù tai, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mắt mờ, choáng váng… Bệnh còn gây thiếu máu não do quá trình lưu thông máu lên não bị gián đoạn. Từ đó, gây ra nhiều hậu quả nặng nề khác nếu không được điều trị kịp thời.
  • Khả năng vận động bị suy giảm: Đây là một trong những loại biến chứng xuất hiện đầu tiên ở những người bị thoái hóa cột sống. Thoái hóa sẽ làm cho các gai xương phát triển với kích thước tăng dần và đâm vào các mô mềm hoặc xương lân cận, gây đau đớn, khó chịu.
  • Bại liệt vĩnh viễn: Khi thoái hóa cột sống tiến triển trong thời gian dài mà người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây chèn ép rễ thần kinh. Ban đầu, là các biểu hiện tê bì, sau đó là mất hoạt động ở một bên cánh tay hoặc có thể cả hai bên, dẫn đến bại liệt và không còn cách nào phục hồi.

3. Cách phòng ngừa biến chứng của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả nam hoặc nữ trong bất kỳ độ tuổi nào, từ thanh niên, trung niên cho đến người già. Chính vì thế, các bạn cần biết cách phòng ngừa từ sớm để không phải thắc mắc thoái hóa cột sống có nguy hiểm không. Một số gợi ý hữu ích các bạn có thể tham khảo đó là:

  • Không mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể. Không ngồi lâu một chỗ mà phải đi lại, vận động nhẹ nhàng.
  • Khi có các biểu hiện bất thường ở vùng cổ, thắt lưng thì cần đi khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực.
  • Ngay cả khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, lúc chưa có các cơn đau đớn thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan dễ làm cho bệnh trạng nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
  • Nếu đã bị thoái hóa thì nên tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Thăm khám thoái hóa cột sống ở cơ sở chuyên khoa uy tín
  • Không nên tự ý mua thuốc theo quảng cáo ở bất kỳ đâu mà cần uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn. Trong quá trình dùng thuốc mà có bất kỳ biểu hiện khác thường nào nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, bơi lội giúp cải thiện và kiểm soát đau hiệu quả.
  • Lên chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, omega3, vitamin D. 
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào vì chúng sẽ gây loãng xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Những người thừa cân béo phì cần có kế hoạch giảm cân khoa học để giảm gánh nặng cho cột sống. Từ đó, hỗ trợ việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Hy vọng những thông tin chi tiết về thoái hóa cột sống có nguy hiểm không trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Các bạn có thể áp dụng những hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt kể trên để phòng ngừa thoái hóa hiệu quả.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7