Thoái hóa cột sống có nguy hiểm và chữa khỏi hoàn toàn được không?

Thoái hóa cột sống gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, công việc và chế độ sinh hoạt. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

1. Khái quát chung bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường gặp ở người già hoặc những người lao động nặng
Thoái hóa cột sống thường gặp ở người già hoặc những người lao động nặng

Như chúng ta đã biết cơ thể con người được cấu tạo từ 33 đốt sống. Trong đó gồm 5 đốt sống khu vực thắt lưng và 7 đốt sống cổ. Hai khu vực này tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Lực tác động trong quá trình mang vác hay vận động nặng cũng tập trung nhiều ở 2 vị trí cơ bản này. Do đó, khu đốt sống cổ và thắt lưng là 2 khu rất dễ bị tổn thương, tiêu biểu là tình trạng thoái hóa cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống bao gồm thoát vị đĩa đệm và gai cột sống thường gặp ở người lớn tuổi. Chúng biểu hiện bằng các cơn đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau liên tục lan tỏa từ khu vực đốt sống tới toàn thân. Căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt bệnh nhân và gây chứng mất ngủ.

2. Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng
Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng

Thoái hóa cột sống hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Bệnh nhân sẽ kiểm soát các triệu chứng bệnh thông qua việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ gây nên nhiều biến chứng.

  • Biến chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa cột sống là bại liệt nửa người hoặc 2 chân. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể mắc phải. Trường hợp nhẹ hơn thường dẫn tới đau tim, chóng mặt, tiểu tiện mất tự chủ ,…
  • Những người bị thoái hóa nặng thường gặp tình trạng chồi xương cùng với khối lồi của thoát vị đĩa đệm phát triển. Ngoài ra, khu vực tủy sống cũng bị ảnh hưởng chèn ép hình thành hội chứng tủy sống- cổ. Hội chứng này rất nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân.
  • Hội chứng cổ – tủy sống: Với những người bị gai xương và thoát vị đĩa đệm theo hướng trung tâm sẽ gây chèn ép tủy. Hậu quả của chúng là dẫn tới rối loạn cảm giác. Ngoài ra, khi bị thoát vị cột sống hay cổ, hội chứng này vẫn khiến người bệnh liệt nửa người hoặc hai chân.
  • Hội chứng cổ – tim: các đốt cột sống chứa nhiều dây thần kinh tới tim chi phối hoạt động của bộ phận này. Khi mắc thoái hóa sẽ gây chứng chèn ép dây thần kinh, người bệnh khi đó dễ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Những cơn đau tim đột ngột cũng tìm tới, lan nhanh ra vùng ngực. Ngoài ra, một số trường hợp nặng hơn còn là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
  • Hội chứng cổ – túi mật: biến chứng thoái hóa cột sống còn gây hội chứng cổ – túi mật. Chúng khiến hệ thần kinh tại cổ bị rối loạn. Chúng gây ra tình trạng rối loạn các hoạt động thường ngày của các bộ phận trong cơ thể. Trong đó, tình trạng hồi hộp, tiểu tiện mất tự chủ thường gặp nhất.

3. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?

Kiểm soát thoái hóa cột sống bằng phương pháp bảo tồn

Tại khu vực cột sống bị thoái hóa thường xuất hiện tình trạng gai xương và thoát vị đĩa đệm. Chúng gây không ít đau đớn cho các bệnh nhân mắc bệnh. Vị trí đau không chỉ tập trung một chỗ mà có thể lan rộng tới toàn bộ cơ thể. Tình trạng này gây nên chứng tê chân tay tạm thời cho bệnh nhân. Biến chứng nặng của bệnh thường dẫn tới tình trạng bại liệt vĩnh viễn.

Hiện bệnh thoái hóa cột sống chưa thể điều trị dứt điểm dù có dùng phương pháp phẫu thuật. Tuy vậy người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh để bệnh không nặng hơn hoặc không chuyển sang biến chứng. Nguyên tắc quan trọng trong điều trị thoái hóa chính là phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng kiểm soát và hiệu quả điều trị càng cao.

Hầu hết bệnh nhân thoái hóa hiện nay đều lựa chọn phương pháp điều trị bệnh dưới dạng bảo tồn. Các cách điều trị bao gồm sử dụng thuốc đông, tây y hoặc các phương pháp dân gian. Thực hiện vật lý trị liệu, chườm nóng, lạnh; nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Dùng thuốc giảm triệu chứng thoái hóa cột sống

  • Thuốc Đông y: So với phương pháp sử dụng thuốc Tây y thì phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Các sản phẩm đông y thường được lựa chọn nhiều hơn cả bởi chúng rất an toàn trong khi thuốc tây y có nhiều tác dụng phụ tới cơ thể. Bạn có thể lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên trong điều trị bệnh như: cây trinh nữ, đinh lăng, xương rồng, cỏ xước, … Tương ứng với mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Các bài thuốc thường kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc với nhau giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh. Tuy nhiên khi kết hợp cần tham khảo ý kiến thầy thuốc và không dùng quá liều bởi chúng gây tình trạng ngộ độc.
  • Thuốc Tây y (tân dược): loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do tình trạng thoái hóa gây nên. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc với tác dụng giảm đau và chống viêm. Các nhóm thuốc tiêu biểu là: Corticoid, Paracetamol,  Ibuprofen và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, khi bệnh nhân gặp tình trạng co cơ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giãn cơ là Myonal hoặc Mydocalm. Mặt khác, khi tình trạng đau nhức quá nhiều và làm ảnh hưởng sức khỏe, người bệnh sẽ được dùng thuốc tiêm ngoài màng cứng. Phương pháp điều trị này cho kết quả nhanh chóng nhưng chúng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Cải thiện thoái hóa cột sống qua vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống
Phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống

Các bài tập vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa cột sống cần rất nhiều thời gian mới có thể cải thiện. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá cho hiệu quả cao. Các bài tập vận dụng thường xuyên không chỉ giúp giảm triệu chứng đau nhức mà còn giúp cho cột sống chắc khỏe và dẻo dai hơn. Tuy các bài tập này không chữa được thoái hóa cột sống tận gốc nhưng chúng giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng.

Khi kết hợp các bài tập này với xoa bóp, châm cứu sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp châm cứu, nên chọn các địa chỉ uy tín. Cách xoa bóp có thể làm tại nhà nhưng trước khi tự áp dụng phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Phương pháp châm cứu điều trị thoái hóa cột sống

Người bệnh khi có các triệu chứng đau nhức vùng cổ, gáy cần nhanh chóng đi thăm khám để có hướng điều trị bệnh. Đồng thời, nên tự chăm sóc xương khớp toàn diện thông qua việc luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7