Thoái hóa cột sống là gì, dấu hiệu nào để nhận biết bệnh?

Bệnh thoái hóa cột sống đang có xu hướng gia tăng nhanh và trẻ hóa mức đáng báo động trong thời gian gần đây. Nếu không nắm rõ các thông tin bệnh, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều biến chứng bệnh khôn lường. Vậy thoái hóa cột sống là gì, nhận biết bệnh như thế nào?

1. Tìm hiểu bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp rất phổ biến

Thoái hóa cột sống tên tiếng anh là Degenerative Spine, thuật ngữ y khoa được sử dụng trong việc mô tả bệnh viêm xương khớp cột sống. Chúng bao gồm gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. Thuật ngữ này cũng diễn tả sự biến đổi tại những khu vực liên quan tới cột sống là gai xương cột sống,  suy yếu dây chằng, giảm tính đàn hồi và chịu lực của sụn, …

Khi thoái hóa cột sống chuyển sang thoát vị đĩa đệm hay chồi xương quá mức, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm. Các biến chứng này bao gồm:  teo cơ, mất khả năng vận động, rối loạn tiền đình, thậm chí là bại liệt hoàn toàn.

Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở nhóm người lao động nặng nhọc hoặc dân văn phòng. Bệnh lý này xuất hiện phổ biến ở nam giới sau độ tuổi 30 tuổi. Hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, người mắc các vấn đề thoái hóa có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

2. Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm tới tính mạng không?

Bên cạnh tìm hiểu thoái hóa cột sống là gì thì bệnh lý này có nguy hiểm không cũng được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy hiện bệnh này chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chúng gây nên các cơn đau kéo dài và gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân.

Ở các bệnh nhân trên 50 tuổi, bệnh lý này thường phát triển theo xu hướng nặng hơn do các chức năng đã lão hóa. Khi cơ thể chịu tác động từ thời gian, khu vực đĩa đệm sẽ mất nước và xẹp xuống, kích thước và chiều cao vì thế cũng thay đổi. Khoảng cách giữa khu vực các đốt xương cũng gian hơn, ma sát tăng lên khiến chuyển động của các khớp xương cũng khó khăn.

Với những người trẻ khi thoái hóa cột sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới chồi xương. Chúng gây nên tình trạng chèn ép xương lên khu vực các dây thần kinh gây cảm giác đau buốt và nhói.

3. Nguyên thoái hóa cột sống

Cột sống thoái hóa là kết quả thường thấy của quá trình lão hóa tự nhiên ở con người. Theo thời gian, dây chằng và xương cột sống rất dễ bị thoái hóa, tổn thương hình thành các gai xương. Tình trạng đĩa đệm giữa các đốt xương lão hóa khiến chúng giảm kích thước, giảm độ dày. Lâu dài dẫn tới hiện tượng đĩa đệm trượt khỏi vị trí hoặc bị teo đi.

Các thống kê cho thấy, bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở những người từ 20 – 50 tuổi. Có tới 80% những người 40 tuổi có các dấu hiệu thoái hóa trên phim chụp X-rays. Yếu tố di truyền hoặc các chấn thương tại vùng xương khớp cũng là những nguyên nhân gây chứng thoái hóa cột sống.

Di truyền là nguy cơ tiềm năng khiến bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống. Trong gia đình nếu có người mắc bệnh này, tỷ lệ thoái hóa ở thế hệ con cháu là tương đối lớn.

Chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống. Nhất là ở những người thường xuyên phải hoạt động với các tư thế nặng như bốc vác, vận chuyển hàng hóa nặng trong thời gian dài. Viêm xương khớp thường thấy ở các khớp chịu tổn thương, bao gồm cả ở cột sống.

 

Nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa cột sống là do sai tư thế làm việc

4. Những dấu hiệu thường thấy của thoái hóa cột sống

Nhiều người thoái hóa cột sống nhưng không hề có dấu hiệu nào trên phim X-quang. Thực tế có tới 27% – 37% bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống không xuất hiện các biểu hiện rõ rệt.

Nhiều trường hợp, chứng thoái hóa cột sống gây nên tình trạng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở lưng dưới, cả hông và mông. Phần đĩa đệm gặp tình trạng giãn hoặc gai xương chèn ép lên những rễ dây thần kinh gần vị trí của chúng.

Kích thước các gai xương chưa lớn để chiếm lấy không gian tủy sống, chúng cũng khiến các dây thần kinh nhạy cảm hơn, làm cảm giác đau kéo đến. Tình trạng đĩa đệm bị trượt rồi chèn lên dây chằng ở cột sống cũng diễn ra và gây khó chịu. Kéo theo đó là những cơn đau cột sống dai dẳng.

5. Cách điều trị thoái hóa cột sống

Hiện chưa có phương pháp nào chấm dứt tình trạng thoái hóa cột sống tự nhiên. Mọi phương pháp điều trị hiện nay đều có mục đích giảm nhanh các cơn đau mà bệnh gây nên. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bao gồm: dùng thuốc điều trị, phẫu thuật, tự chăm sóc tại nhà.

Dùng thuốc điều trị

Như đã trình bày hiện không có loại thuốc nào điều trị dứt điểm được tình trạng thoái hóa. Sử dụng thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm các loại thuốc giãn cơ, giảm đau và chống viêm.

  • Thuốc chống viêm không có steroid: sử dụng trong cải thiện tình trạng đau dai dẳng kéo dài. Chúng gồm: ibuprofen, naproxen sodium, … có thể mua không theo đơn.
  • Thuốc giãn cơ: bao gồm các thuốc Cyclobenzaprine và tizanidine và chúng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, tramadol sử dụng khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng.
  • Bổ sung thêm viên uống dầu cá bởi chúng có tác dụng như chất chống viêm, hỗ trợ các bệnh tim mạch và viêm thấp khớp.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu

Nếu việc sử dụng thuốc không có nhiều cải thiện, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu. Các bài tập này phù hợp cải thiện các cơn đau mãn tính, giúp tăng cường cơ bắp đồng thời kéo giãn chúng.

Phương pháp được đưa ra là luyện tập thể thao thường xuyên như đi bộ, tập yoga. Các bài tập nhẹ nhàng này đã được chứng nhận mang lại hiệu quả tích cực cho vấn đề đau vùng lưng. Phương pháp Chiropractic cột sống hiện được áp dụng với các trường hợp thoái hóa ở những tháng đầu tiên. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp không nên sử dụng vì dễ làm tủy sống tổn thương.

Thực hiện vật lý trị liệu giúp điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu đang tìm kiếm phương pháp điều trị tại nhà cho tình trạng thoái hóa cột sống, bạn có thể chọn biện pháp chăm sóc tại gia.

  • Thực hiện nghỉ ngơi thời gian ngắn sau khi cơn đau chớm xuất hiện sẽ giúp cơ thể nhất là khu vực cột sống được thư giãn đầy đủ. Sau khi nghỉ ngơi bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường nhưng không được mang vác nặng.
  • Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khu vực đau giúp cơn đau nhanh chóng được xoa dịu và thư giãn các cơ bắp đang co thắt.
  • Khi ngủ, hãy để một cái gối chèn giữa hai chân để giữ cho cột sống thẳng hơn.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm được thoái hóa cột sống là gì, các phương pháp điều trị hiệu quả. Sức khỏe là vốn quý nhất, vì thế bạn nên dành những điều tốt đẹp nhất cho chính cơ thể mình.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7