Thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì?
Nội dung bài viết
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống được coi là một bộ phận quan trọng trong khung xương của con người. Cột sống được cấu thành từ 33-35 đốt sống, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và từ 4 – 6 sống cụt dính nhau
Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm (gồm vòng xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong) và các hệ thống dây chằng và cơ bắp xung quanh giúp cột sống được cứng cáp và vận động linh hoạt. Trong ống sống có tủy sống, rễ thần kinh, bao màng cứng và các tổ chức quanh màng cứng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương sụn khớp, đĩa đệm cột sống, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng… gây đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thắt lưng và lan xuống phía dưới, cột sống biến dạng khiến việc đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, trong đó, 5 nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp và phổ biến nhất đó là:
Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ
Tuổi tác cao, con người ngày càng già đi thì quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn. Theo quy luật lão hóa tự nhiên, cột sống dần bị lão hóa theo năm tháng, trở nên yếu và giảm sức nâng đỡ cơ thể. Khả năng tái tạo các tế bào sụn mới ở cột sống cũng bị giảm sút khiến chất lượng sụn khớp kém dần.
Bên cạnh đó, bao xơ của đĩa đệm cũng trở nên khô giòn, rễ bị nứt hoặc rách, khiến nhân nhầy bên trong có nguy cơ bị thoát ra ngoài và gây thoát vị đĩa đệm. Chưa hết, dây chằng quanh khớp cũng bị xơ cứng, phình to và giảm độ đàn hồi, lắng đọng chất vôi gây chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống trong ống sống, lỗ liên hợp dẫn đến cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở cột sống thắt lưng.
Sinh hoạt và lao động sai tư thế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng
Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế; mang vác gồng gánh nặng từ khi khung xương chưa được định hình và hoàn thiện… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, mô xương xương, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh.
Các chấn thương ở cột sống là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.
Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Các dị dạng bẩm sinh như gù hay vẹo cột sống sẽ làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng, làm tăng lực nén lên bề mặt của đĩa đệm và dẫn đến biến đổi cấu trúc cột sống. Sự bất thường ở cấu trúc cột sống càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng khiến bệnh nhân vừa phải chịu đựng những cơn đau nhức ở thắt lưng vừa bị thay đổi hình dáng, đi đứng bất tiện.
Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng
Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Thừa cân, béo phì do tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng là rất cao.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm 38% tổng số trường hợp thoái hóa khớp. Và nó đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống của nhiều người nhất là dân công sở, đối tượng chủ yếu của bệnh này. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng gồm có:
Nghỉ ngơi
Khi bạn thấy đau lưng, hãy nhanh chóng thư giãn và nghỉ ngơi. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý là không nên nằm lâu quá sẽ làm cho máu lưu thông khó khăn hơn, cảm thấy mệt mỏi hơn. Do vậy, ngay khi cảm thấy bớt đau nhức, bạn phải đi đứng trở lại.
Xoa bóp- chườm nóng
Đây được xem là một phương pháp hiệu quả ngay lập tức. Tuy vậy, nhiều người thường hay mắc sai lầm tai hại khi họ thường bóp mật gấu, rượu hay dầu nóng. Làm như thế sẽ khiến cho chỗ bị đau xảy ra phản ứng co cơ, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Bơi lội
Đối với các chuyên gia về thoái hóa cột sống, bơi lội là một môn rất thích hợp để điều trị đau lưng. Nhất là với những cơn đau bất chợt, việc bơi hay đơn thuần là chỉ ngâm mình trong hồ nước ấm sẽ đem lại những hiệu quả rất tốt trong việc điều trị căn bệnh dai dẳng này.
Điều trị bằng các phương pháp vật lý và châm cứu
Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp. Bạn có thể kết hợp thêm với dùng thuốc và tập luyện sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
- Bước đầu tiên trong cách chữa trị là không để cho bệnh tình nặng thêm. Cách tốt nhất là không nên nâng nhấc vật nặng và chơi những môn thể thao đòi hỏi phải quay, vặn lưng như chơi golf, bóng rổ hay bóng đá hơn nữa cũng nên học cách hoạt động đúng cách như cách nâng vật nặng, thiết kế ghế ngồi và tư thế khi ngủ thế nào để giảm lực lên lưng.
- Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).
- Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng…
- Điều chỉnh tư thế làm việc, ngủ nghỉ sao cho đúng
- Tránh việc ngồi quá lâu một chỗ
- Cố gắng tránh đặt quá nhiều vật gây áp lực trên lưng của bạn
- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, yoga nhằm giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
- Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời
- Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây và hải sản giàu canxi như: cá, tôm, cua…
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt