Thoái hóa đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động di chuyển của con người. Do vậy, nếu như bị thoái hóa đầu gối mà người bệnh không biết và điều trị kịp thời có thể sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, các triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh để đảm bảo rằng quá trình đi lại của chúng ta luôn luôn tốt nhất!
Nội dung bài viết
Thoái hóa đầu gối là gì?
Các chuyên gia định nghĩa, thoái hóa đầu gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối. Những biến đổi của bệnh sẽ thể hiện trước tiên là trên bề mặt sụn khớp, sau đó là đến bề mặt khớp. Các xương gai sẽ xuất hiện và dẫn đến biến dạng khớp gối.
Nguyên nhân thoái hóa đầu gối
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa đầu gối bao gồm:
Thoái hóa đầu gối do tuổi tác
Khi tuổi tác ngày một tăng lên, quá trình sụn được hình thành và phát triển sẽ suy giảm. Khả năng tự sản sinh, tự tái tạo của các tế bào sụn cũng giảm mạnh khi cơ thể ở tuổi trung niên trở lên.
Do chấn thương
Những chấn thương do các tác động ngoại lực bên ngoài như tai nạn giao thông, vận động thể dục thể thao quá mạnh… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối. Việc xương bánh chè, xương đùi bị gãy hay dây chằng bị giãn, đứt…cũng làm tổn thương đến sụn. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm thì sẽ từ từ gây ra bệnh.
Thoái hóa đầu gối do thừa cân
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi trọng lượng cơ thể tăng lên quá mức cân đối thì áp lực mà khớp gối phải chịu cũng tăng lên. Lớp sụn khớp ở gối sẽ nhanh bị hao mòn và suy thoái theo thời gian.
Vận động quá sức
Những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, tập luyện thể dục thể thao cường độ cao, mang vác vật nặng… cũng sẽ tác động và ảnh hưởng đến khớp, sụn gối. Theo thời gian sẽ gia tăng nguy cơ làm đầu gối bị thoái hoa.
Lười vận động
Việc lười vận động nhẹ nhàng bằng những hoạt động thể chất lành mạnh như thể dục thể thao sẽ khiến cho các cơ bị lỏng lẻo. Khi đó, khớp xương sẽ không có độ linh hoạt cần thiết để thúc đẩy cơ thể sản sinh ra lượng dịch nhầy và sụn khớp mới. Nguy cơ phát triển tình trạng thoái hóa đầu gối là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hệ miễn dịch suy giảm
Sụn khớp được nuôi dưỡng bởi dịch khớp chứ không phải là bởi các mạch máu. Do đó, khi hệ miễn dịch gặp vấn đề và nó không nhận ra được sụn khớp là một phần của cơ thể, cơ chế hủy hoại sụn khớp sẽ được khởi động.
Chế độ ăn uống kém khoa học
Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất độc hại như đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ muối chua… trong khi ăn ít dinh dưỡng tốt cho sụn khớp cũng là một trong những nguyên nhân khiến sụn khớp bị thoái hóa. Thậm chí, các chất độc hại còn gây phá hủy và tổn thương sụn khớp.
Các nguyên nhân khác
Phụ nữ trung niên thường có nguy cơ mắc thoái hóa đầu gối cao hơn nam giới. Đồng thời một số nguyên nhân khác như bị Gout, bị tiểu đường, rối loạn chuyển hóa…cũng có thể gây ra bệnh này.
Triệu chứng bệnh thoái hóa đầu gối
Mỗi một giai đoạn của bệnh thoái hóa đầu gối sẽ có những triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau một cách mơ hồ. Khi đi lại nhiều hoặc sáng thức dậy mới cảm thấy đau. Và thường thì cơn đau có thể sẽ tự biến mất.
- Giai đoạn giữa: Tại giai đoạn này, dịch khớp ít hơn khiến các sụn khớp bị khô nhiều. Người bệnh sẽ bị đau khi đi bộ nhiều, khi leo cầu thang. Cảm giác đau rõ ràng hơn và có khi phải sử dụng đến thuốc thì mới thuyên giảm.
- Giai đoạn thương tổn: Khi bệnh đã tiến đến giai đoạn thương tổn, các dịch khớp trong đầu gối đã qua hao mòn. Khi phải chịu lực, các khớp gối ma sát khiến người bệnh bị sưng và đau khớp gối. Tình trạng đau mỗi lúc một nặng thêm khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy khó chịu. Thậm chí, còn có thể nghe thấy những tiếng kêu cộc cộc, cọt kẹt từ khớp gối.
Cách điều trị bệnh thoái hóa đầu gối như thế nào
Để điều trị thoái hóa đầu gối, thường bệnh nhân sẽ được sử dụng các phương pháp sau:
Theo Y học hiện đại
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ xem xét tình trạng bệnh của bệnh nhân để chỉ định một số các biện pháp sau:
- Trị liệu thần kinh cột sống: Các bác sĩ sẽ khôi phục trạng thái tự nhiên, điều phối sự sai lệch của khớp đầu gối bằng những thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng.
- Chỉnh hình bàn chân: Biện pháp này sẽ giúp hệ sinh cơ học của bàn chân được khôi phục. Giúp cho sự cân bằng của khớp đầu gối trở về như ban đầu.
- Chiếu tia laser cường độ cao và sóng xung kích: Tia laser cường độ cao hay sóng xung kích Shockwave có tác dụng làm lành những tổn thương của sụn khớp đầu gối. Chúng thúc đẩy sự tái tạo những mô sụn và có tác dụng giảm viêm sưng nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc bổ trợ: Những hợp chất cần thiết cho việc tạo thành sụn như sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, vitamin và khoáng chất sẽ được chỉ định bổ sung. Bệnh nhân có thể dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm để cải thiện nhanh chóng cơn đau.
- Vật lý trị liệu: Một số những bài tập thể dục phù hợp sẽ có tác động đến cấu trúc của đầu gối. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng khôi phục được chức năng vận động một cách hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
Một số biện pháp Y học cổ truyền điều trị thoái hóa đầu gối cũng khá hiệu quả mà các danh y thường áp dụng bao gồm:
- Biện pháp châm cứu: Châm cứu có tác dụng hành khí, hoạt huyết kinh lạc. Nó sẽ giúp tình trạng sưng đau khớp gối, vận động bị hạn chế do thoái hóa đầu gối gây ra. Biện pháp này được cho là có khả năng điều trị căn nguyên của bệnh từ việc bổ can thận hư, bổ gân xương. Đồng thời, hạn chế bệnh tái phát.
- Biện pháp thủy châm: Thủy châm cũng là một biện pháp đạt hiệu quả cao trong việc giảm đau đầu gối. Đó là nhờ tác dụng của thuốc và tác động của việc châm cứu lên các huyệt đạo.
- Biện pháp cấy chỉ: Biện pháp cấy chỉ là việc đưa chỉ tiêu vào huyệt đạo trên đầu gối. Các chỉ tiêu sẽ tan dần và có những tác động tích cực cho việc cải thiện tình trạng thoái hóa đầu gối. Đây là một biện pháp vừa hiệu quả lại tiết kiệm cả thời gian lẫn tài chính cho người bệnh.
Làm gì để phòng ngừa thoái hóa đầu gối
Ai trong số chúng ta cũng đều có thể mắc phải bệnh thoái hóa đầu gối. Do vậy, cần phải thực hiện phòng ngừa bệnh từ sớm nếu không muốn chịu những đau đớn từ căn bệnh này. Một số biện pháp phòng bệnh đơn giản mà bao gồm:
- Thường xuyên thể thục thể thao đúng cách bằng những bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe.
- Kiểm soát tình hình cân nặng ở mức ổn định.
- Lên kế hoạch giúp thư giãn cơ bắp hàng ngày bằng việc xoa bóp khớp gối đều đặn.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung thêm nhiều khoáng chất, canxi tốt cho xương khớp.
Mong rằng chia sẻ của bài viết đã giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết nhất bề bệnh thoái hóa đầu gối. Hãy cẩn trọng với căn bệnh này để sức khỏe xương khớp của cả gia đình luôn được đảm bảo!
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt