Thoái hóa đầu gối và những triệu chứng cảnh báo bệnh
Các ca thăm khám bệnh với những biểu hiện của thoái hóa đầu gối tại các bệnh viện ngày một tăng. Nếu như trước đây, tình trạng thoái hóa xương khớp hầu hết chỉ xảy ra ở người già, người trung niên thì ngày nay, xu hướng mắc bệnh đang ngày một trẻ hóa. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh và có kế hoạch thăm khám, điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Bạn đã biết thoái hóa đầu gối là gì chưa?
Thoái hóa đầu gối là hiện tượng mà các khớp gối của người bệnh bị tổn thương về cấu trúc và chức năng so với người bình thường. Trên bề mặt sụn khớp và khớp sẽ xuất hiện những biến đổi đầu tiên. Đó có thể là các gai xương hoặc sự biến dạng về hình thể và cấu trúc của khớp gối.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối. Ngoài nguyên nhân do tuổi tác cao khiến quá trình sản sinh sụn khớp bị đình trệ còn có nhiều yếu tố khác. Cac tai nạn lao động, tai nạn thể thao, dinh dưỡng kém và miễn dịch bị suy giảm cũng là những yếu tố hàng đầu gây nên thoái hóa tại vị trí khớp gối.
Những triệu chứng cho thấy bạn đã bị thoái hóa đầu gối
Khi nhận thấy vị trí khớp gối có những biểu hiện sau, bạn nhất định nên sắp xếp thời gian và đi khám bác sĩ sớm. Rất có thể đầu gối của bạn đã xảy ra một số những vấn đề cần được can thiệp y tế, trong đó có tình trạng thoái hóa đầu gối.
Mỗi sáng thức dậy thấy khớp gối cứng hơn bình thường
Trải qua một đêm dài không được vận động, những khớp xương ở đầu gối sẽ gặp phải tình trạng cứng hơn bình thường. Việc bị ảnh hưởng bởi thời gian nghỉ ngơi sau đêm như vậy một phần nguyên nhân là do sự thoái hóa khớp đang diễn ra.
Người bệnh sẽ khó có thể ngay lập tức đứng dậy hay vận động những thao tác bình thường với khớp gối như co duỗi, di chuyển… Lúc này, việc massage nhẹ nhàng trong khoảng hai đến ba phút là biện pháp duy nhất có thể giúp người bệnh nhanh chóng di chuyển trở lại. Dần dần thì khớp gối mới hoạt động bình thường hơn.
Thoái hóa đầu gối khiến việc lên xuống cầu thang trở nên khó nhọc
Khi bị thoái hóa, đầu gối của người bệnh sẽ khó điều khiển hơn do tình trạng cứng và đau. Việc di chuyển lên xuống cầu thang lúc này sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, ngay khi cảm thấy quá trình lên xuống cầu thang bộ của mình có những bất thường ở đầu gối, nên đi khám ngay. Rất có thể bệnh thoái hóa khớp gối của bạn đã tiến triển trên mức nhẹ.
Thoái hóa đầu gối với biểu hiện bệnh nhân không thể ngồi xổm
Khi thực hiện một số công việc thường nhật như rửa bát, nhặt rau, nhặt đồ rơi trên đất… nhiều người có thói quen ngồi xổm xuống. Thao tác này dường như rất đơn giản với những người có khớp gối khỏe mạnh.
Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc thoái hóa thì lại không như vậy. Họ sẽ rất khó khăn để thực hiện thao tác này. Từ việc ngồi xuống đến việc đứng lên trong quá trình ngồi xổm đều sẽ rất khó khăn, thậm chí họ không thể làm được điều đó bởi các cơn đau và cứng khớp. Do vậy, không thể ngồi xổm chính là một trong những triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp gối mà nếu gặp phải nó, bạn cần đi khám ngay.
Gối bị đau mỏi kết hợp với cảm giác tê bì tay chân
Nên tiến hành thăm khám sớm nếu bạn không thường xuyên phải lao động vất vả nặng nhọc và vẫn thỉnh thoảng bị đau mỏi vùng gối hoặc tay chân tê bì. Không nên quá chủ quan cho rằng những vấn đề trên có thể chỉ là do sự thay đổi thời tiết gây nên. Hoặc dù có là do nguyên nhân giữ tay chân trong một tư thế quá lâu.
Còn trong trường hợp tình trạng tay chân tê bì, gối đau mỏi diễn ra thường xuyên thì đừng bỏ qua khả năng bạn đã bị thoái hóa khớp gối.
Có những tiếng lạo xạo khi co duỗi đầu gối
Khi đầu gối có vấn đề, các sụn khớp tại vị trí này không được bôi trơn đủ để đáp ứng các nhu cầu vận động, chúng sẽ phát ra tiếng kêu. Đặc biệt, là khi người bệnh co duỗi chân, những tiếng lạo xạo, lục cục do sự ma sát giữa các sụn khớp và đầu xương sẽ xuất hiện to và rõ hơn.
Vì vậy, nếu như thấy có những tiếng kêu lạ phát ra từ đầu gối khi vận động như trên, hãy đi kiểm tra ngay. Các sụn khớp lúc này có thể đã bị bào mòn, dây chằng không còn vững chắc và lớp dịch nhờn thì đã khô cạn. Dù có thể những cơn đau chưa xuất hiện nhưng đây cũng là một dấu hiệu cho thấy khả năng bạn bị bệnh là rất cao.
Thoái hóa đầu gối với biểu hiện chân bị biến dạng
Khi bị thoái hóa đầu gối ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể sẽ bị biến dạng chân. Nguyên nhân là do trục khớp bị lệch do tình trạng thoái hóa, cấu trúc chân người bệnh cũng bị biến đổi. Lúc này, từ hình thẳng, chân người bệnh sẽ biến dạng sang hình chữ X hoặc hình chữ O.
Đầu gối bị sưng đau
Một triệu chứng điển hình cho thấy đầu gối gặp vấn đề, rất có thể là đã bị thoái hóa là hiện tượng sưng đau ở đầu gối. Các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ và tăng lên khi bạn vận động. Còn phần đầu gối sưng sẽ có kích thước lớn hơn bình thường và thậm chí là có màu đỏ.
Cách phòng ngừa thoái hóa đầu gối hiệu quả
Xu hướng trẻ hóa của căn bệnh thoái hóa đầu gối đang là mối lo của các chuyên gia và nhiều người trẻ. Nhất là những người nằm trong nhóm nguy cơ cao như đang mắc một số bệnh lý về xương khớp, từng bị chấn thương, người lao động nặng nhọc… Để có thể phòng ngừa tốt nhất căn bệnh này, các chuyên gia khuyên rằng:
- Nên hạn chế tối đa việc khuân vác, bưng bê đồ có trọng lượng lớn. Nếu như là yêu cầu bắt buộc của công việc thì cần phải thực hiện thao tác bưng bê một cách khoa học. Sao cho giảm thiểu tối đa lực dồn lên đầu gối.
- Nên kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để khớp gối có thời gian phục hồi.
- Thường xuyên tập một số môn thể dục nhẹ nhàng có lợi cho hệ xương khớp tại đầu gối như đạp xe, đi bộ, bơi lội.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng tăng cân làm tăng áp lực mà đầu gối phải chịu.
- Sau khi làm việc nên có kế hoạch thư giãn cơ bắp bằng một số bài massage đầu gối.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo, phục hồi sụn khớp như canxi, khoáng chất, vitamin….
- Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp định kỳ.
- Kịp thời thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bệnh để có kế hoạch điều trị hợp lý. Tránh những tác động xấu có thể xảy đến cho công việc, sinh hoạt hàng ngày từ bệnh thoái hóa khớp gối.
Như vậy, trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số những thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa đầu gối cũng như các triệu chứng của bệnh. Mong rằng nội dung mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích cho các bạn!
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt