Thoái hóa đĩa đệm nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Thóa hóa đĩa đệm khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt bởi các cơn đau nhức, khó chịu. Vì thế, ngoài tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng tuân thủ việc kiêng một số vấn đề về ăn uống, sinh hoạt để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất. Vậy khi đĩa đệm bị thoái hóa thì cần kiêng những gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

1. Thoái hóa đĩa đệm nên kiêng gì trong chế độ ăn uống?

Ngoài các thực phẩm nên tăng cường bổ sung như axit omega 3, nước hầm xương ống, các loại rau xanh… thì người bị thoái hóa đĩa đệm cần tránh các thực phẩm sau:

1.1. Thực phẩm giàu chất đạm

Các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt bò, thịt cừu… có chứa hàm lượng đạm rất lớn, không tốt cho người đĩa đệm bị thoái hóa. Lý do là lượng chất đạm lớn khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ làm cho lượng acid và canxi sản sinh ra nhiều hơn để trung hòa chất đạm. Vì thế, nếu lúc này không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì việc rút canxi từ hệ xương khớp sẽ được thực hiện tự động bởi cơ thể. Điều này sẽ làm cho hệ xương khớp thêm loãng nên càng làm gia tăng tình trạng thoái hóa, viêm khớp.

Người bị thoái hóa đĩa đệm nên hạn chế sử dụng thịt đỏ

1.2. Thoái hóa đĩa đệm nên hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… không tốt cho người bị thoái hóa đĩa đệm. Bởi lượng chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm này rất dồi dào và sẽ làm cho phản ứng viêm ở xương khớp được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Vì thế, các cơn đau nhức, sưng viêm ngày càng gia tăng, khiến người bệnh thêm đau đớn, khó chịu.

1.3. Thực phẩm chứa nhiều fructose và purin

Purin và Fructose là những chất sẽ gia tăng phản ứng viêm ở khớp. Vì thế, với những người bị thoái hóa đĩa đệm khi nạp những chất này vào sẽ khiến cơn đau trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, vận động.

Do đó, khi đĩa đệm bị thoái hóa, người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu Purin và Fructose như thịt gia cầm, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật, cá trích…

1.4. Thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, đồ cay nóng

Các thực phẩm nhiều muối, đồ cay nóng và nhiều đường mặc dù khá hấp dẫn đối với những người sành ăn. Thế nhưng, đây đều là những chất không tốt cho hệ xương khớp, nhất là khi đĩa đệm đang bị thoái hóa. Bởi vậy, người bệnh cần hạn chế để không làm vùng đĩa đệm bị tổn thương, thoái hóa trầm trọng hơn.

1.5. Chất kích thích không tốt cho người bị thoái hóa đĩa đệm

Những chất kích thích đều không tốt cho tình trạng viêm và thoái hóa xương khớp, đĩa đệm. Thậm chí, các chất này còn ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể, làm gia tăng tình trạng thoái hóa và loãng xương. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá… nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn, gây đau đớn, khó chịu.

Chất kích thích không tốt cho người bị thoái hóa đĩa đệm

2. Thoái hóa đĩa đệm nên kiêng gì trong sinh hoạt?

Khi đĩa đệm bị thoái hóa thì chức năng của bộ phận này cũng bị suy giảm và dễ đau nhức, khó chịu nếu như vận động sai tư thế. Do đó, để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh, các bạn cần kiêng những vấn đề sau trong sinh hoạt:

2.1. Không mang vác vật nặng

Việc mang hay khuân vác vật nặng dù đúng hay sai tư thế đều sẽ khiến cột sống, vùng đĩa đệm bị áp lực lớn. Điều này càng làm các chấn thương khó phục hồi, thậm chí các thương tổn còn nghiêm trọng hơn. Vì thế, đối với những vật nặng có trọng lượng lớn hơn 2kg, người bệnh cũng nên hạn chế mang vác, kể cả việc bế em bé.

2.2. Không ngồi quá lâu một tư thế

Ngồi quá lâu một tư thế sẽ khiến đĩa đệm và cột sống phải chịu áp lực lớn gấp 3 lần so với tư thế đứng. Do đó, đối với những người bị thoái hóa đĩa đệm thì không nên ngồi liên tục trong một thời gian dài để tránh sự gia tăng trầm trọng của các cơn đau. Tốt nhất nên đứng lên đi lại hoặc vận động tại chỗ sau mỗi giờ làm việc để giúp lưu thông khí huyết và giảm gánh nặng cho đĩa đệm.

Hạn chế ngồi quá lâu ở 1 tư thế

2.3. Không nằm quá nhiều

Do những cơn đau hoành hành nên người bị đĩa đệm thoái hóa thường có xu hướng nằm nhiều hơn và lười vận động. Thế nhưng, nằm quá nhiều cũng không tốt cho bệnh trạng mà còn khiến các cơ khớp kém linh hoạt, dần dần sẽ bị co cứng. Điều này càng làm gia tăng tình trạng thoái hóa trầm trọng hơn.

Vì vậy, người bệnh cần lên kế hoạch nghỉ ngơi và vận động điều độ, khoa học. Việc đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là giải pháp để giúp các tổn thương sớm phục hồi.

2.4. Không cử động quá mạnh ở vùng thắt lưng

Vùng đĩa đệm khi bị thoái hóa sẽ trở nên yếu hơn so với bình thường. Vì thế, người bệnh cần tránh những động tác mạnh ở vùng thắt lưng như không chạy nhảy, xoay vặn thắt lưng, cúi gập người… Bởi những động tác này dù ít hay nhiều đều sẽ khiến đĩa đệm bị áp lực. Từ đó, khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Người bị thoái hóa đĩa đệm không nên cử động mạnh ở vùng thắt lưng

2.5. Hạn chế cười, ho, hắt hơi

Đĩa đệm là cơ quan rất nhạy cảm, nhất là khi cơ quan này lại đang bị thoái hóa. Thế nên, dù áp lực nhỏ nhất cũng khiến đĩa đệm bị tác động, gây ra các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, việc ho, hắt hơi hay cười cũng nên hạn chế để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong trường hợp không thể “nhịn” được, bạn nên chú ý giữ chặt các cơ ở vùng bụng và giữ làm sao đầu không ngả về phía trước để việc ho, hắt hơi, cười không làm ảnh hưởng quá nhiều đến vùng đĩa đệm bị thoái hóa.

2.6. Khi thay đổi tư thế cần thận trọng

Người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm rất dễ bị tổn thương vùng cột sống, đĩa đệm khi thay đổi tư thế đột ngột. Vì thế, các bạn nên chú ý thận trọng khi thay đổi từ thế từ đứng sang ngồi, từ nằm sang ngồi… hay ngược lại thì cần phải thực hiện từ từ. Đồng thời, lên biết cách thay đổi tư thế sao cho khoa học để tránh gây áp lực lên vùng đĩa đệm.

Thoái hóa đĩa đệm nên kiêng gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh đã được giải đáp trên đây. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cộng với luyện tập thể thao điều độ, khoa học để giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Đồng thời, giúp quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7