Dấu hiệu bệnh thoái hóa xương khớp và phương pháp điều trị
Thoái hóa xương khớp là một dạng viêm khớp. Bệnh gây đau đớn, cử động khó khăn, hạn chế đi lại thậm chí có thể dẫn đến tàn phế. Chỉ khi lựa chọn đúng phương pháp điều trị thoái hóa khớp mới thực sự giảm.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa xương khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý mãn tính, xảy ra khi sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, kèm theo đó còn là phản ứng viêm, giảm đáng kể lượng dịch khớp. Độ tuổi dễ mắc bệnh thoái hóa khớp nhất chính là những người trung niên từ 35 tuổi trở lên.
Theo thời gian, khi tình trạng lão hóa trong cơ thể diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, các lớp sụn khớp cũng sẽ vì thế mà dần bị thoái hóa. Chúng có thể mỏng dần đi, trở nên xù xì và ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của các khớp. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả. Vì chính phần xương dưới sụn, theo sự tàn phá của thời gian cũng bắt đầu biến đổi về hình dạng và cấu trúc hoặc bị xơ hóa, giảm rõ rệt mật độ khoáng và bắt đầu có các vết nứt nhỏ bên trong khớp ở mỗi vị trí khác nhau.
Mặc dù ít khả năng xảy ra nhưng nếu sụn bị thoái hóa mỏng đến mức không phủ hết được toàn bộ đầu xương. Tình trạng này gây đau đớn dữ dội, nhất là khi vận động vì đó là lúc xương dưới sụn bị cọ xát và thậm chí giữa các khớp có thể tự bào mòn lẫn nhau.
Sau tất cả những lý giải này, chắc hẳn bạn đã biết thoái hóa khớp là gì và tại sao lại có tình trạng thoái hóa. Để biết thêm những triệu chứng của bệnh và cách điều trị, mời bạn tiếp tục theo dõi những mục sau.
2. Triệu chứng bệnh thoái hóa xương khớp
Người mắc bệnh thoái hóa khớp thường cảm thấy đau đớn khi di chuyển hoặc cả khi ngồi. Điều đó sẽ hạn chế các sinh hoạt và vận động của người bệnh. Và đây là một số triệu chứng dễ nhận biết nhất:
Thoái hóa khớp gây đau đớn cho người bệnh và hạn chế các sinh hoạt thường nhật cũng như chuyện đi lại
2.1. Đau nhức
Không chỉ đau nhức âm ỉ mà đôi khi người bệnh còn có cảm giác cứng khớp. Buổi tối, cơn đau thường dữ dội hơn. Ngoài ra, cả khi co duỗi các khớp, người bệnh cũng rất đau đớn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau khi nghỉ ngơi, khớp thường có cảm giác bị cứng lại, nhưng sau một vài phút vận động nhẹ nhàng sẽ giảm. Mức độ đau sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh. Bệnh càng nặng, cơn đau càng dai dẳng và rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn có thể quan sát để phát hiện ra khớp sưng tại điểm đau, cơ quanh khớp cũng mỏng dần đi và rất yếu. Điều này sẽ khiến cho người bệnh rất khó khăn khi vận động.
Nói chung, triệu chứng đau do thoái hóa khớp rất đa dạng và thường không rõ nguyên nhân. Cơn đau cũng thỉnh thoảng xuất hiện rồi mất đi. Đặc biệt, những khi trời trở gió, chuyển mùa, thời tiết ẩm đi kèm với giảm áp suất không khí thì người mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ đau nhức vô cùng.
2.2. Hạn chế vận động và đi lại
Do khớp gối đau làm hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau đã khiến các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn.
2.3. Biến dạng
Các gai xương mọc thêm ở nhiều vị trí khác nhau gây ra tình trạng biến dạng chi ở đầu xương, làm gù cột sống, vẹo cột sống, ngón tay gồ ghề và cong nhẹ…
Ngoài các triệu chứng trên, người bị bệnh thoái hóa khớp còn có dấu hiệu teo cơ do đau đớn làm hạn chế vận động, khi cử động nghe tiếng lạo xạo ở các khớp, tràn dịch khớp khiến vùng khớp bị tràn dịch sưng lồi to.
3. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa xương khớp
Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và thoái hóa của sụn khớp và xương dưới sụn. Kết quả là làm cho các bộ phận này chịu những tổn thương nặng nề. khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Người cao tuổi chính là đối tượng dễ bị tổn thương sụn, khớp nhất do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Trong chuyên môn, các chuyên gia chia làm hai nguyên nhân: nguyên phát và thứ phát.
3.1. Thoái hóa xương khớp nguyên phát
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh thoái hóa khớp. Bệnh phổ biến nhất ở người trung niên sau 40 và người cao tuổi sau 60, xuất hiện ở 1 hoặc nhiều khớp và có quá trình tiệm tiến. Bên cạnh đó, trong nguyên nhân nguyên phát này còn phải kể đến các yếu tố
- Di truyền: Đó có thể là gen di truyền một số bệnh khớp.
- Nội tiết và chuyển hóa: Phụ nữ sau mãn kinh, suy tuyến giáp, đái tháo đường… cũng có thể đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
3.2. Thoái hóa khớp thứ phát
So với nguyên nhân nguyên phát, chỉ gặp ở người trung niên và người cao tuổi thì thoái hóa khớp thứ phát lại có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Các yếu tố có thể dẫn đến bệnh bao gồm:
- Chấn thương và vi sang chấn: Làm trục khớp thay đổi gây gãy xương, can lệch; làm bề mặt sụn thay đổi, gây tổn thương đến sụn. Ngoài ra, còn có các tổn thương gây viêm tại khớp cũng có thể dẫn đến thoái hóa như: viêm mủ khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lao khớp, bệnh gút, bệnh ưa chảy máu (bệnh Hemophilia)…
- Dị dạng bẩm sinh về khớp: Bẩm sinh có những bất thường về khớp thì thoái hóa sẽ xảy ra sớm và nghiêm trọng hơn. Có thể kể đến trong số đó như bất thường trục khớp gối bẩm sinh: Khớp gối quay vào trong (genu varum), khớp gối quay ra ngoài (genu valgum), khớp gối quá duỗi (genu recurvatum…)
- Các bệnh lý: Một số bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp như: bệnh thiếu máu, bệnh ưa chảy máu, bệnh u máu, hoại tử xương, loạn dưỡng xương, bệnh tiểu đường, bệnh gút, vôi hóa sụn khớp, rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh.
- Béo phì: Các khớp phải gánh một trọng tải quá lớn từ cơ thể cũng có thể dẫn đến khoái hóa, đặc biệt là khớp gối.
4. Thoái hóa xương khớp thường diễn ra ở vị trí nào?
Không trừ bất cứ khớp nào, hầu hết các khớp đều có nguy cơ bị thoái hóa. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả, vẫn là các khớp sau:
4.1. Khớp gối
Đây là khớp dễ bị thoái hóa nhất vì nó luôn phải gánh trọng lượng lớn từ cơ thể, có nhiệm vụ giữ cơ thể đứng vững, di chuyển và vận động xoay. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường là đau trước và cạnh bên gối; khi phải chịu trọng tải nặng, đầu gối khuỵu xuống do khớp yếu; đứng dậy và ngồi xổm rất khó; tê chân và biến dạng khớp gối khi bệnh chuyển biến nặng.
4.2. Cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng rất thường gặp. Nó bắt đầu từ những cơn đau thắt lưng thường xuyên, thỉnh thoảng có những triệu chứng thần kinh tọa khiến người bệnh đau dữ dội từ vùng thắt lưng xuống đến mặt trong của hai bên đùi và chân. Cơn đau có dứt, rồi hết và tái lại trong thời gian ngắn, nhất là những lúc thời tiết thay đổi, công việc gia tăng.
4.3. Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ cũng rất phổ biến. Người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, sau cơn đau sẽ lan dần xuống bên cánh tay có dây thần kinh bị tổn thương và thậm chí gây tê các đầu ngón tay.
4.4. Khớp háng
Một hoặc cả bên háng có thể bị thoái hóa với các dấu hiệu như đau sâu ở trước và trong háng, có thể đau bên háng hoặc sau mông, trước đùi và dần dần cơn đau sẽ lan xuống dưới gối.
4.5. Ngón tay, bàn tay
Thoái hóa ngón tay thường gặp nhất ở ngón cái và các khớp ngón. Nó sẽ gây ra đau đớn ở các khớp tay khi bệnh mới phát và sau nữa sẽ xuất hiện nốt cứng khiến ngón gồ ghề, biến dạng cọng nhẹ.
4.6. Bàn chân
Thoái hóa khớp ở bàn chân phổ biến nhất là thoái hóa gốc của ngón cái. Tình trạng này có thể làm ngón cái co cứng hoặc cong vẹo và cản trở nhiều đến chuyện đi lại.
4.7. Gót chân
Nếu có cảm giác đau thốn ở gót vào mỗi buổi sáng, khi đặt chân xuống giường và bước đi những bước đầu tiên sau đó thì bạn nên nghĩ ngay đến khả năng mình đã bị thoái hóa gót chân.
5. Điều trị thoái hóa xương khớp hiệu quả
Sau khi xem những triệu chứng của bệnh thoái hóa, nếu thấy mình có dấu hiệu, bạn nên đi khám để biết đích xác về bệnh của mình. Tùy theo mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ chọn các phương pháp điều trị sau:
5.1. Điều trị thoái hóa xương khớp không dùng thuốc
- Xoa bóp, kéo nắn thường xuyên và khuyến khích người bệnh tập các động tác nhẹ, chẳng hạn như xoay khớp cổ, khớp gối; tập các bài tập vận động tay, chân nhẹ nhàng.
- Kết hợp tập luyện với việc duy trì phục hồi đều đặn; kiêng bất động khớp (trừ dạng viêm) để tránh tình trạng bị co cứng, teo cơ, loãng xương, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng và cuối cùng là làm mất dần chức năng của khớp. Ngoài ra, trong thời gian bệnh, không được thay đổi tư thế đột ngột, không bê vác và khuân nặng.
- Giảm các yếu tố gây sức ép lên khớp như: giảm cân, dùng gậy chống, ngồi ghế tựa, mang giày dép phù hợp với cỡ bàn chân, dùng đồ dùng cá nhân phù hợp với tình trạng bệnh.
- Chườm ấm, làm nóng tại chỗ bằng túi chườm nóng hoặc xoa bóp.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt cho việc tái tạo sụn khớp, xương và các tổ chức quanh khớp. Các nhóm thực phẩm tốt cho người mắc bệnh về khớp bao gồm các món giàu protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B.
5.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng nội khoa
Điều trị nội khoa tức là dùng thuốc để làm giảm triệu chứng bệnh. Để điều trị thoái hóa khớp bằng nội khoa, các bác sĩ có thể chỉ định dùng một trong số các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Ưu tiên nhất là dùng paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac, acid mefenamic). Tuy nhiên, khi dùng những loại thuốc này, các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn gây chảy máu đường tiêu hóa nên phải có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên môn.
- Tiêm corticoid: Corticoid là loại thuốc tiêm trực tiếp vào trong ổ khớp. Thường dùng để điều trị thoái hoá khớp có kèm theo tràn dịch. Sau khi tiêm, người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu vì tác dụng giảm đau nhanh và mạnh. Đây cũng là thuốc phải có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ mới có thể sử dụng.
- Glucosamin sulfat: Thuốc này có tác dụng làm tăng dịch khớp, bôi trơn các khớp và nhờ đó làm chậm lại quá trình lão hóa, giảm triệu chứng đau nhức.
- Chondroitin sulfat: Cơ chế của loại thuốc này là làm ức chế các enzym phá hủy sụn, kích thích các enzym xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic giúp khớp hoạt động tốt.
6. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp hiện nay không trừ ai, từ người cao tuổi đến người trẻ. Nhưng bạn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách làm chậm quá trình lão hóa với một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, nhất là từ sau tuổi 35.
Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để tăng cường sức dẻo dai của cơ bắp và làm chậm lão hóa xương khớp
Trong sinh hoạt, nên hạn chế việc thay đổi tư thế đột ngột, tránh các động tác đòi hỏi sức chịu đựng của cơ, xương, khớp quá nặng nề. Cố gắng duy trì một trọng lượng cơ thể vừa phải.
Khi thấy có dấu hiệu thoái hóa ban đầu, nên đi khám và điều trị từ giai đoạn sớm. Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt chi phí điều trị mà còn giảm đau đớn và tăng khả năng phục hồi.
Nên thường xuyên bồi bổ bằng các món ăn có tác dụng hỗ trợ sụn và khớp xương như thịt cá, rau củ, ngũ cốc.
Cuối cùng, để phòng ngừa thoái hóa xương khớp, bạn nên tuyệt đối tránh chất kích thích, rượu bia và duy trì một lối sống lành mạnh lâu dài.
Trên đây là triệu chứng, nguyên nhân và các giải pháp điều trị bệnh thoái hóa xương khớp hiện nay.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt