Thoái hóa khớp bệnh học: Chẩn đoán và các cách điều trị bệnh

Thoái hóa khớp là 1 bệnh diễn tiến tự nhiên và là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi bắt đầu bước sang tuổi 40. Vậy có cách nào có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung về thoái hóa khớp bệnh học, bao gồm nguyên nhan – cách chữa trị và dự phòng.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Trong cơ thể con người có trên 200 xương các loại, vị trí nối giữa các đầu xương gọi là khớp. Khớp bình thường bao gồm các bộ phận dây chằng, cơ bắp, gân, sụn, bao khớp. Thông thường trong cơ thể luôn diễn ra sự tái tạo và sự mất đi 1 bộ phận của khớp như sụn, bao khớp.

Thoái hóa khớp được hiểu 1 cách đơn giản là sự mất cân bằng giữa sự tái tạo và sự suy giảm các chất cấu tạo nên khớp. Khi 2 quá trình tái tạo và suy giảm các chất cân bằng với nhau thì khớp và hệ xương được duy trì khỏe mạnh. Nhưng theo thời gian thì sự mất cân bằng sẽ diễn ra bởi nhiều lý do thì sụn khớp sẽ không được bảo vệ, không được tái tạo. Từ đó dẫn đến tình trạng sụn khớp sẽ bị khô, giòn, mất đi đàn hồi và từ từ làm tổn thương sụn và tổn thương các đầu xương dưới sụn. Dẫn đến tình trạng sự chịu lực của các sụn khớp sẽ bị giảm đi là lúc tình trạng thoái hóa khớp diễn ra. Vì vậy trong y khoa dùng từ thoái hóa khớp là sự lão hóa của khớp.

Hình ảnh thoái hóa khớp

2. Thoái hóa khớp diễn ra ở những khớp nào trong cơ thể?

Về mặt lý thuyết, khớp nào trong cơ thể cũng sẽ bị thoái hóa. Nhưng thực tế có 1 số khớp bị thoái hóa nhiều hơn, đầu tiên thường là ở vị trí khớp gối và sau đó là ở khớp liên quan cột sống, đặc biệt là cùng đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, ít hơn là khớp háng. Đây là những khớp thường chịu áp lực trọng lượng của cơ thể nhiều hơn. Tuy nhiên những khớp khác trong cơ thể cũng có thể bị thoái hóa mặc dù không bị chịu lực nhiều như khớp bàn tay, khớp ngón tay và khớp xa cơ thể. Nguyên nhân được cho là có liên quan nghề nghiệp, một số người sử dụng các khớp trên khớp nhiều hơn.

Như vậy những khớp thường gặp là những khớp chịu lực thường xuyên trong dó khớp gối, cột sống vùng thắt lưng và cột sống cổ, khớp háng.

3. Những dấu hiệu nhận biết để người bệnh phát hiện mình bị thoái hóa khớp

Trong thoái hóa khớp thì khớp thường không bị sưng, nóng, đỏ đau 1 cách cấp tính hay xảy ra đột ngột như 1 số bệnh liên quan đến xương khớp như bệnh Gút, viêm thấp khớp. Trong bệnh thoái hóa khớp, các dấu hiệu hay triệu chứng thường gặp là:

– Người bệnh xuất hiện tiếng lục cục ở các khớp, làm cho người bệnh có cảm giác như sụn đang bị vỡ.

– Người bệnh có triệu chứng đau đặc biệt khi sử dụng các khớp. Trong y khoa gọi là đau cơ năng. Đau cơ năng ở những người bị thoái hóa khớp thường đau nhiều khi vận động hoặc thay đổi tư thế (đứng lên và ngồi xuống đột ngột) và giảm khi nghỉ ngơi hoặc dừng vận động trong 1 thời gian.

Đau là một trong những biểu hiện của thoái hóa khớp

Trong các bệnh thoái hóa khớp thì đối với bệnh thoái hóa khớp gối thường kèm theo triệu chứng là sưng khớp. Nhưng sưng khớp trong thoái hóa khớp gối không có tính chất sưng, nóng, đỏ đau 1 cách dữ dội như các bệnh cấp tính khác của xương khớp như bệnh Gout, viêm đa khớp. Sưng khớp thường được gọi là cơn sưng huyết do dịch khớp khi bị viêm thì tiết ra nhiều hơn làm khớp sưng to lên.

4. Bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán như thế nào?

Các phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp nhìn chung thường được sử dụng là chụp X – Quang, chụp cộng từ MRI, nội soi khớp và các xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch tế bào đếm tế bào dịch khớp.

  • Đa phần bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán qua kết quả cận lâm sàng như chụp phim X – Quang với nhiều tư thế. Trong 1 số trường hợp, khi bác sĩ chụp X – Quang khớp gối bị sưng huyết thì bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm Bi lăng viêm (công thức máu, độ lắng máu, CRP – phản ứng viêm) để bác sỹ phân biệt với các trường hợp bệnh khác như Gút, viêm khớp tinh thể (là 2 bệnh có thể xảy ra ở những người lớn tuổi.
Chụp X-quang là một trong những phương pháp để chẩn đoán thoái hóa khớp
  • Phương pháp siêu âm khớp cũng có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, đo độ dày sụn khớp, tìm gai xương, xác định mức độ tràn dịch khớp hay màng hoạt dịch khớp. Đồng thời được sử dụng để phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp đối với các bệnh như thoái hóa khớp gối, khớp háng.
  • Phương pháp chụp cộng hưởng từ là phương pháp này có thể xác định được hình ảnh khớp một cách đầy đủ, có thể phát hiện được các tổn thương sụn khớp, các bộ phận khác như dây chằng, màng hoạt dịch. Từ đó đánh giá được mức độ của bệnh.
  • Phương pháp nội soi khớp là phương pháp ít được sử dụng hơn trong chẩn đoán thoái hóa khớp. Nhưng đối với 1 số bệnh thoái hóa thì nội soi có giá trí rất cao. Bác sĩ sẽ dùng máy nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Các bác sĩ sẽ nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp gối với các bệnh lý khớp khác.

5. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp không có 1 loại thuốc nào điều trị đặc hiệu và cũng không có 1 phương thuốc nào đã được chứng minh là phòng ngừa và làm chậm thoái hóa khớp trở lại. Tuy nhiên trong giai đoạn sớm, dùng những thuốc được chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân sẽ vượt qua cơn giảm đau, giảm viêm, là cho bệnh nhân bớt đau

Ngày nay, 1 số phương pháp mới được sử dụng như tiêm huyết tương vào tiểu cầu và sử dụng tế bào gốc đã được áp dụng nhiều cơ sở y tế hiện đại. Tuy nhiên những phương pháp này còn gây nhiều tranh cãi về hiệu quả và giá thành.

Những trường hợp thoái hóa khớp ở mức độ nặng đối với bệnh thoái hóa khớp háng, khớp gối thì vấn đề thay khớp có thể được các bác sĩ đặt ra. Hoặc các bác sĩ xương khớp có thể nắn chỉnh xương trục được áp dụng đối với các trường hợp bị giới hạn vận động rõ rệt và không đáp ứng phương pháp điều trị nội khoa.

Lưu ý trong điều trị thoái hóa khớp, thực tế được áp dụng phương pháp dự phòng nhiều hơn. Đơn giản là áp dụng phương pháp giảm cân, giảm bớt các gánh nặng lên khớp, như giảm cúi lưng, vác nặng, không ngồi xổm. Hay áp dụng chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày và chịu đựng/thích nghi dần với những cơn đau và cơn đau sẽ ít xuất hiện hơn……

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã nâng cao kiến thức của bạn về thoái hóa khớp bệnh học. Để tìm hiểu sâu hơn hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7