Thoái hóa khớp háng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khá nhiều người trưởng thành và người trung niên gặp phải căn bệnh thoái hóa khớp háng. Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp không hiếm gặp tại Việt Nam. Không chỉ gây đau đớn, bệnh còn có thể mang đến nhiều phiền toái khác cho bệnh nhân nếu như không được điều trị sớm.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa về thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là tình trạng vùng xương khớp ở háng bị thoái hóa, dần dần dẫn đến tình trạng biến đổi cấu trúc xương và khớp ở vùng này. Nó gồm hai thể bệnh chính là thoái hóa khớp háng nguyên phát và thoái hóa khớp háng thứ phát.
Thoái hóa khớp háng khiến cho bệnh nhân phải chịu những cơn đau đớn ở vùng háng, bẹn trong thời gian dài. Trong trường hợp không được điều trị hợp lý thì rất nhiều các nguy cơ nguy hại cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, có thể gây tàn phế.
2. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Theo các chuyên gia chia sẻ, thoái hóa khớp háng là một bệnh thường gặp ở những người trung niên, người già do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Dạng này là dạng thoái hóa nguyên phát và nó chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp thoái hóa thứ phát, có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh này. Bao gồm:
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh ở vị trí khớp háng do yếu tố viêm khớp, bệnh thấp khớp, bệnh viêm khớp do lao, bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Một số các chấn thương nặng tác động đến vùng khớp háng. Có thể kể đến như chấn thương do quá trình lao động, do tập luyện và vận động thể dục thể thao, do các tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt thường nhật.
- Gặp phải hiện tượng chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn xong không được điều trị tích cực.
- Yếu tố bẩm sinh với các bất thường trong cấu tạo của khớp háng.
- Bị biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, gout, các bệnh lý về huyết sắc tố…
3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng
Khi bị thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ có một số các triệu chứng như:
3.1. Hiện tượng đau
Khớp háng là bộ phận phải chịu khá nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Do đó, khi vùng khớp này bị tổn thương, nó sẽ gây ra những cơn đau nhất định cho người bệnh, đặc biệt là khi đi lại.
Ở mỗi giai đoạn bệnh, các cơn đau có thể diễn ra với tần suất, cường độ và xu hướng khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn sớm: Các cơn đau xảy ra ở vùng bẹn, tiếp đến lan dần xuống đùi và khớp gối, sau mông. Những cơn đau ở giai đoạn này chỉ âm ỉ, khi cử động hoặc khi người bệnh đứng quá lâu thì cơn đau mới tăng lên.
- Giai đoạn giữa: Ở giai đoạn này, các cơn đau diễn ra thường xuyên và dồn dập hơn. Đặc biệt, là khi người bệnh thức dậy vào sáng sớm hoặc sau một ngày dài vận động. Ngoài ra, khi chuyển tư thế đột ngột mà tác động đến vùng xương khớp háng thì các cơn đau cũng tăng mạnh.
- Giai đoạn muộn: giai đoạn muộn là giai đoạn bệnh nặng nhất. Các cơn đau diễn ra liên tục, ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi nhiều.
3.2. Tình trạng mỏi hoặc tê cứng khớp háng
Khi bị thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng mỏi khớp, tê cứng khớp háng. Nó khiến việc co duỗi khớp háng, vận động khớp háng của người bệnh gặp khó khăn. Các sinh hoạt thường ngày như ngồi xổm buộc dây giày, đi vệ sinh,… bị ảnh hưởng.
4. Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp háng
Khi có những triệu chứng đau bất thường ở vùng khớp háng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh sớm.
4.1. Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng dựa trên những thông báo về hiện tượng bệnh của bệnh nhân. Sau đó, sẽ sử dụng các biện pháp chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI để có thể xác định chính xác được tình trạng tổn thương nếu có ở vùng khớp háng.
Trong đó, chụp X-quang là biện pháp phổ biến hơn cả. Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ thông qua phim chụp để biết được một số tình trạng của vùng xương khớp háng như:
- Tình trạng hẹp khe khớp: chứng tỏ vấn đề sụn khớp háng bị mòn.
- Có các gai xương xuất hiện ở các vị trí như xương đùi, xương chậu,…
- Phần xương dưới sụn bị đặc lại do quá trình phải chịu lực đè nén lớn của trọng lượng cơ thể.
- Hiện tượng khuyết xương.
Từ các chẩn đoán lâm sàng và phim chụp X-quang mà các bác sĩ sẽ kết luận được liệu bệnh nhân có phải đã mắc thoái hóa khớp háng hay không. Tình trạng các tổn thương do thoái hóa đang ở mức nào.
4.2. Điều trị bệnh
Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. Ở những bệnh nhân bị nhẹ thì có thể chỉ cần sử dụng đến thuốc và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng thì việc sử dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa là cần thiết.
Điều trị nội khoa
Với biện pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm phù hợp để giảm thiểu cảm giác đau. Liều lượng và loại thuốc sẽ được cân nhắc kỹ càng dựa trên các yếu tố như tình trạng bệnh, bệnh lý nền của người bệnh nếu có…
Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ cũng sẽ được áp dụng. Bài tập kéo gối, bài tập nâng cao chân và các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt của các khớp háng.
Với các biện pháp điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được khuyên nên giữ cân nặng ở mức hợp lý. Tránh tình trạng xương khớp háng phải chịu quá nhiều áp lực, không tốt cho quá trình điều trị và phục hồi các tổn thương. Người bệnh cũng sẽ được sử dụng một số những thiết bị hỗ trợ như: nạng, gậy, xe tập đi…
Điều trị ngoại khoa
Khi các biện pháp điều trị nội khoa không đạt được những hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Việc điều trị ngoại khoa với mục đích là để giảm đau cũng như cải thiện chức năng vận động bình thường của khớp háng.
Hiện nay, có 3 dạng phương pháp điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng cho hiệu quả khá tích cực. Đó là:
- Phẫu thuật cắt bỏ xương.
- Thay một phần khớp háng.
- Thay toàn bộ khớp háng.
Mỗi một biện pháp sẽ được áp dụng cho những bệnh trạng khác nhau. Trong đó, việc thực hiện thay toàn bộ khớp háng là một cuộc phẫu thuật lớn. Nó được chỉ định dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn rất nặng. Biện pháp này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng. Bao gồm: nứt xương đùi, nhiễm trùng khớp háng, trật khớp, lỏng khớp, tổn thương dây thần kinh liên quan, hai chân lệch nhau.
Thoái hóa khớp háng là bệnh mà rất nhiều người có thể gặp phải. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nặng nề. Không chỉ đối mặt với nguy cơ phải chịu các cơn đau trong thời gian dài, người bệnh còn có thể bị tàn phế, phải dùng nạng suốt cuộc đời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt