Thoái hóa khớp bệnh học: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thoái hóa khớp bệnh học là tình trạng mà các sụn khớp bị bào mòn và xuất hiện nhiều dạng tổn thương khác nhau. Dù bệnh thường gặp ở những đối tượng lớn tuổi nhưng không loại trừ khả năng mắc bệnh ở những người trẻ. Lý do là tình trạng thoái hóa khớp có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có cả yếu tố khách quan do lão hóa và yếu tố khách quan do chấn thương…
Nội dung bài viết
1. Phân loại thoái hóa khớp bệnh học
Thoái hóa khớp bệnh học có thể được chia thành các dạng như sau:
Thoái hóa khớp bệnh học nguyên phát
Tình trạng thoái hóa khớp bệnh học nguyên phát thường xuất hiện ở một số những vùng khớp như sụn xương bánh chè, chân, gối, háng, bàn tay…
Có hai dạng thoái hóa khớp bệnh học nguyên phát là:
- Thoái hóa khớp bệnh học tại một vị trí.
- Thoái hóa khớp bệnh học nguyên phát toàn thể (tức là bị ở nhiều vị trí).
Thoái hóa khớp bệnh học thứ phát
Nguyên nhân của tình trạng thoái hóa khớp bệnh học thứ phát là bởi vấn đề sụn khớp bị tác động khiến chúng thay đổi cấu trúc bình thường. Các yếu tố như chấn thương, khớp bất thường do bẩm sinh hoặc nhiễm trùng khớp… là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, việc bị một số chứng rối loạn chuyển hóa như bệnh ứ sắt, bệnh đường huyết, bệnh Wilson, bệnh nội tiết và thần kinh… cũng sẽ tác động đến sụn khớp. Chúng làm cho cấu trúc cũng như chức năng của các sụn khớp bị thay đổi. Dần dần dẫn đến các hiện tượng của thoái hóa khớp.
2. Triệu chứng của thoái hóa khớp bệnh học
Thoái hóa khớp bệnh học có một số những triệu chứng sinh lý như:
Có các tiếng động lạ xuất hiện
Với các tổ chức sụn khớp khỏe mạnh, khi vận động bình thường sẽ ít khi phát ra các tiếng động lạ. Kể cả khi vận động mạnh thì cũng sẽ không có bất cứ bất thường nào xảy ra cả.
Tuy nhiên, với các tổ chức sụn khớp bị bệnh thì sẽ khác. Các mô sụn bị tổn thương cơ học, bào mòn và không được bôi trơn đầy đủ. Khi người bệnh vận động, các sụn khớp ma sát với nhau và phát ra các tiếng lục khục.
Bị đau nhức
Các vùng sụn khớp bị tổn thương sẽ gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh. Các cơn đau có thể xuất phát từ nguyên nhân là những phản ứng viêm tại vùng sụn khớp bị thương. Hoặc do quá trình ma sát giữa các đầu xương gây ra.
Hoạt động của khớp bị hạn chế
Khi bị thoái hóa, không chỉ sụn khớp bị tổn thương mà các tổ chức liên quan như dây chằng, mô xung quanh… cũng bị ảnh hưởng. Nó khiến cho quá trình vận động của người bệnh bị hạn chế. Một phần là do các cơn đau khiến người bệnh ngại vận động. Phần khác là do việc căng cơ gây ra.
Thoái hóa khớp bệnh học với biểu hiện cứng khớp
Với nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp, họ thường cảm thấy bị cứng khớp mỗi khi thức dậy. Thời gian cứng khớp có thể kéo dài tới 30 phút mỗi lần. Cần phải có những tác động nhẹ nhàng như xoa bóp thì mới có thể nhanh chóng phục hồi lại vận động bình thường.
Có hiện tượng sưng và to khớp
Các đầu khớp bị thoái hóa có thể xảy ra hiện tượng sưng và to khớp bất thường. Thoái hóa bệnh học khiến các tổ chức ở đầu khớp bị viêm nhiễm và gây ra tình trạng này.
3. Chẩn đoán thoái hóa khớp bệnh học
Một số những biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp bao gồm:
Chụp X- quang
Các bệnh nhân có biểu hiện của triệu chứng cơ năng và thực thể của thoái hóa khớp sẽ được tiến hành chụp X-quang. Các vùng nghi ngờ bị bệnh do có nhiều triệu chứng nhất sẽ được áp dụng biện pháp này.
Khi tiến hành chụp X-quang, phim chụp sẽ cho thấy rõ các hiện tượng bệnh tại vùng khớp được thăm khám như:
- Có sự xuất hiện của các gai xương hay không.
- Có hay không hiện tượng hẹp khe khớp.
- Tình trạng đặc xương dưới sụn có xuất hiện không.
- Các nang dưới sụn có gì bất thường không.
- Có bị tràn dịch khớp ra ngoài hay không.
Xét nghiệm
Việc xét nghiệm có thể được tiến hành trong những trường hợp cần thiết. Nó giúp phân biệt được thoái hóa khớp bệnh học với một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp hoặc những bệnh lý có khả năng gây bệnh. Ví dụ như rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân cơ sinh học…
Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp. Với xét nghiệm dịch khớp để xác định thoái hóa, các yếu tố như độ trong của dịch và khối lượng bạch cầu trong dịch sẽ được xác định.
Tùy thuộc vào các biểu hiện bệnh cũng như những yếu tố khác mà các chuyên gia sẽ đưa ra những biện pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
4. Điều trị thoái hóa khớp bệnh học ra sao
Mục tiêu đầu tiên của điều trị thoái hóa khớp là giảm thiểu các cơn đau, đồng thời cải thiện khả năng vận động linh hoạt của các khớp. Một số những biện pháp điều trị cơ bản bao gồm:
Áp dụng các biện pháp vật lý
Việc áp dụng các biện pháp vật lý là ưu tiên hàng đầu trong điều trị thoái hóa khớp. Đặc biệt, là ở những bệnh nhân mới chớm bị bệnh. Các bài tập vật lý sẽ được đưa ra một cách hợp lý để phục hồi chức năng của các vùng khớp bị bệnh.
Nguyên lý của biện pháp này trong điều trị thoái hóa khớp bệnh học là giúp các vùng sụn khớp được thư giãn, hạn chế tối đa tác động xấu từ các áp lực mà chúng phải chịu. Từ đó, dần dần đẩy lùi các triệu chứng sưng đau, hạn chế vận động của bệnh.
Điều trị thoái hóa khớp bệnh học bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau cũng như khắc phục nhanh chóng những biểu hiện khác của bệnh.
Tuy nhiên, đại đa số các loại thuốc được sử dụng đều có những tác dụng phụ nhất định. Ở người lớn tuổi, nó khiến cho hệ thần kinh của người bệnh bị suy giảm, gây ra một số những biểu hiện lú lẫn,…
Các loại thuốc cơ bản được sử dụng gồm:
- Thuốc NSAIDs.
- Thuốc giãn cơ liều thấp.
- Thuốc Corticoid dạng uống.
- Thuốc có chứa acid Hyaluronic.
- Glucosamine Sulfate
Các liệu pháp bổ trợ
Một số những liệu pháp bổ trợ được cho là có hiệu quả khá tích cực trong điều trị thoái hóa khớp mà các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân áp dụng bao gồm:
- Xoa bóp.
- Châm cứu.
- Tắm sưởi ấm.
- Kích ứng thần kinh dưới da bằng xung điện.
Ngoài ra, người bệnh sẽ được khuyên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để làm giảm tối đa áp lực mà các sụn khớp phải chịu. Đồng thời, kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để sụn khớp được thư giãn.
Phẫu thuật
Việc phẫu thuật chỉ nên được tiến hành trong trường hợp các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng và các phương án điều trị trên không còn hiệu quả. Bởi với bệnh thoái hóa khớp, việc phẫu thuật thực tế có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đại đa số các trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật là những bệnh nhân đã bị bệnh quá nặng.
Một số những biện pháp phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ dây chằng.
- Phẫu thuật nạo vét khớp.
- Thay khớp.
- Cấy ghép tế bào sụn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thoái hóa khớp bệnh học. Mong rằng nội dung bài viết sẽ giúp các bạn có những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt