Thoái hóa khớp cổ chân: Cách phòng ngừa và điều trị
Trong các sinh hoạt và môi trường làm việc hàng ngày, đặc biệt là những công việc liên quan đến lao động chân tay càng đòi hỏi cần nhiều sức khỏe vì cường độ làm việc cao. Do vậy những bệnh liên quan đến khớp, thoái hóa khớp nói chung, thoái hóa khớp cổ chân nói riêng càng dễ gặp. Tuy là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người, song nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả bị tàn phế.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh gì?
Đây là hiện tượng phần đầu sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng, kèm theo viêm và thiếu dịch nhầy bôi trơn gây ra đau và cứng khớp. Thoái hóa khớp cổ chân chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 40, đặc biệt là những người trên 60 tuổi.
Có hai loại thoái hóa khớp cổ chân:
- Thoái hóa khớp tiên phát: Dạng thoái hóa này thường xuất hiện ở khớp háng, khớp đầu gối, các khớp ở tứ chi như cổ chân, bàn chân, các ngón chân… sau nữa là cột sống, đốt sống cổ, sống lưng…
- Thoái hóa khớp thứ phát: Nguyên nhân chính do người bệnh gặp phải những tổn thương ở khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp hay ngoài khớp. Thoái hóa khớp thứ phát có thể mắc ở tất cả các khớp trên cơ thể con người.
2. Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân
Dễ nhận biết nhất là dấu hiệu bị đau ở vùng khớp cổ chân dù bạn vận động rất nhẹ. Cơn đau nhói có thể đến và đi bất chợt khi bạn làm việc quá sức hoặc khi khớp bị va đập, thậm chí khi dùng tay ấn vào vùng khớp cũng cảm thấy đau.
Những cơn đau đớn từ khớp cổ chân sẽ làm giảm hoạt động của bạn và nếu để kéo dài thời gian bạn có thể bị teo cơ chân, nếu nặng có thể dẫn đến biến dạng xương.
Khi bị thoái hóa khớp cổ chân còn có thể bị các phản ứng viêm khớp gây sưng, đỏ ở khớp cổ chân, nếu bị nặng có thể bị tràn dịch khớp sẽ vô cùng đau đớn.
3. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Khi bị thoái hóa khớp cổ chân, những lúc thấy đau nhức hãy giảm đau bằng cách dùng túi hoặc khăn lạnh để chườm lên vùng bị đau, sau đó dùng nước nóng chườm lại. Nếu đau nhẹ, có thể dùng dầu gió xoa bóp nhẹ để khớp nóng lên cũng sẽ giảm đau. Khi cảm thấy vùng khớp cổ chân bị cứng hãy nhẹ nhàng co duỗi để khớp được linh hoạt.
Liệu pháp massage cũng rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân. Massage tăng cường vận động cho khớp, tăng tiết hoạt dịch – chất bôi trơn để các khớp linh hoạt hơn.
Nếu sau khi thực hiện những hướng dẫn trên đều đặn sau một thời gian vẫn không có dấu hiệu đỡ đau thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tuyệt đối bạn không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc tiêm tránh xảy ra tác dụng phụ.
Lưu ý rằng phương pháp chườm nóng, xoa bóp với dầu gió chỉ là biện pháp tức thời để giảm cơn đau, sau đó bạn hãy đi khám bác sĩ để được điều trị tránh để bệnh thêm nặng.
Thực tế thì bệnh thoái hóa khớp cổ chân được coi là bệnh mãn tính nhưng nó không gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Khi bị bệnh này, người bệnh cần chăm chỉ tập luyện như xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc uống, tiêm hoặc châm cứu để giảm đau. Luyện tập đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Những loại thuốc dành cho người lớn tuổi khi mắc thoái hóa khớp cổ chân: thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin, glucosamine… dùng thuốc và kết hợp luyện tập để giảm cơn đau, đồng thời giúp cho khớp được dẻo dai.
4. Những bài tập cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân
Dưới đây là những bài tập tốt cho người bị thoái hóa khớp cổ chân, hãy thực hiện hàng ngày:
4.1. Luyện quay cổ chân
Thực hiện động tác này bằng cách, người bệnh nằm ngửa và cần một người trợ giúp đứng sát cẳng chân người bệnh, một tay giữ gót chân một tay nắm đầu bàn chân người bệnh xoay nhẹ từ 2 – 3 lần, rồi đẩy bàn chân ngược về phía ống chân, rồi duỗi bàn chân ra hết cỡ, sau đó đổi thực hiện ở chân còn lại.
4.2. Lắc cổ chân
Người trợ giúp đứng phía dưới dùng 2 tay ôm cổ chân người bệnh, sau đó dùng hai ngón cái đặt lên mắt cá phía trong và mắt cá phía ngoài của chân người bệnh, sau đó dùng gốc bàn tay đẩy gót chân người bệnh vào trong rồi lại kéo ra ngoài, thực hiện từ 2 – 3 lần.
4.3. Kéo giãn cổ chân
Động tác này, bệnh nhân nằm thẳng, cần người trợ giúp đứng cạnh dùng một tay giữ gót chân, một tay nắm bàn chân người bệnh kéo đồng thời về phía dưới để cổ chân được giãn ra, thực hiện như thế trong vài lần rồi đổi bên.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Hãy hạn chế mang vác nặng, làm việc nặng nhọc lâu ngày khiến các cơ phải hoạt động quá sức, gây áp lực lên cổ chân sẽ gây viêm khớp dễ dẫn đến thoái hóa khớp cổ
Bảo vệ cổ chân bằng cách chọn những đôi giày dép có kích cỡ phù hợp, ôm chân sẽ giúp nâng đỡ đôi chân bạn tốt hơn. Không nên đi giày, dép quá cứng và giày cao gót quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến khớp cổ chân.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đúng cách và nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga… đây sẽ là những động tác rất tốt để các khớp được cử động nhịp nhàng, dẻo dai.
Nếu phải di chuyển hoặc đứng nhiều, hãy ngâm chân với nước ấm pha chút muối và cho thêm vài lát gừng sau đó kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng cho thêm vài lát gừng tươi kết hợp massage, nhẹ nhàng xoa bóp cổ chân và bàn chân sẽ giảm mỏi nhức và rất tốt cho khớp.
Thường xuyên bổ sung canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng để khớp luôn chắc khỏe, giúp phòng ngừa loãng xương và thoái hóa khớp.
Khi cảm thấy đau nhức và nghi ngờ mình bị mắc các bệnh về khớp, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.
Bài viết trên đây là một số chia sẻ những thông tin về bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân cho từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt