Thoái hóa khớp cổ chân nên ăn gì, kiêng gì là tốt?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh xương khớp. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, thúc đẩy phục hồi xương khớp tốt hơn. Do đó, để biết thoái hóa khớp cổ chân nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh thì các bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Người bị thoái hóa khớp cổ chân nên ăn gì?
Những thực phẩm có lợi không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng thiết yếu mà còn giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do thoái hóa khớp gây ra. Do đó, bạn nên tích cực bổ sung những thực phẩm sau để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân đạt hiệu quả tốt hơn:
1.1. Thực phẩm chứa nhiều axit omega 3
Axit omega 3 có tác dụng bôi trơn sụn khớp, chống oxy hóa mạnh mẽ nên giảm sưng viêm và ngăn ngừa thoái hóa. Một số thực phẩm giàu loại axit béo có lợi này như:
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi.
- Một số loại dầu cá, dầu oliu.
- Hạt lanh, quả óc chó.
- Hàu, trứng.
1.2. Thực phẩm chứa nhiều beta caroten
Beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm cho các bệnh xương khớp. Nguồn thực phẩm cung cấp beta carotene dồi dào nên bổ sung cho người bị thoái hóa khớp là:
- Các loại rau củ quả có màu vàng như cà rốt, khoai lang, đu đủ, dưa lưới, quả mơ.
- Các loại rau họ cải như bắp cải Brussels, cải bẹ xanh.
- Các loại rau lá xanh như rau bina, rau xà lách, mùi tây, măng tây.
1.3. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Mà canxi đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương, giúp xương khớp chắc khỏe và linh hoạt, dẻo dai hơn. Mặt khác, vitamin D còn giúp ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng do thoái hóa khớp gây ra.
Một số thực phẩm giàu vitamin D mà người bệnh nên tích cực bổ sung bao gồm:
- Sữa chua, sữa tươi và các loại sữa đã tách béo hoặc ít béo.
- Trứng.
- Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau xà lách, rau bina…
- Tôm, cá hồi, cá mòi, cá tuyết.
1.4. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa, giảm sưng viêm và bảo vệ xương, sụn trong khớp cổ chân. Loại vitamin này còn giúp tái tạo sụn và loại bỏ những gốc tự do gây hại, ngăn ngừa triệu chứng của thoái hóa khớp.
Những thực phẩm nhiều vitamin C được đánh giá có lợi cho người bị thoái hóa khớp cổ chân là:
- Các loại rau họ cải như súp lơ, cải xanh.
- Một số loại trái cây có múi, đu đủ, ổi, dứa, dâu tây, dưa lưới, quả mâm xôi, kiwi, ớt chuông, cà chua.
1.5. Một số loại gia vị
Gừng và nghệ là những loại gia vị có chứa hoạt chất chống viêm rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Đặc biệt, nghệ còn chứa curcumin với tác dụng giảm đau rất tốt. Thường xuyên bổ sung các loại gia vị này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm đau nhức sụn khớp, tăng cường khả năng vận động. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại gia vị này với lượng vừa phải để tránh gây nóng trong.
1.6. Thoái hóa khớp cổ chân nên tăng cường thực phẩm chứa Bioflavonoid
Bioflavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp được tốt hơn. Người đang bị thoái hóa xương khớp nên tích cực bổ sung nguồn thực phẩm giàu Bioflavonoid là:
- Một số loại trái cây: Việt quất, nho đen, táo, mơ.
- Một số loại rau: Cải xoăn, bông cải xanh, cà chua bi.
- Một số loại củ, rau thơm: Hành tây, tỏi tây.
1.7. Nước hầm xương
Chondroitin và Glucosamine có nhiều trong nước hầm xương ống, xương sườn bò, sườn lợn. Đây là hai chất không thể thiếu để cấu thành sụn khớp, giúp sụn khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn.
Ngoài ra, hàm lượng collagen trong nước hầm xương cũng khá nhiều, giúp bôi trơn sụn khớp, đảm bảo xương khớp chắc khỏe hơn.
1.8. Thực phẩm giàu collagen
Những thực phẩm giàu collagen rất có lợi để sụn, gân và xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt hơn. Hơn nữa, collagen còn làm chậm quá trình thoái hóa ở mô xương, giúp sửa chữa và bảo vệ sụn khớp. Vì thế, mang lại hiệu quả tốt cho việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân.
Một số thực phẩm giàu collagen nên tích cực bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh là:
- Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu.
- Các loại trái cây có múi: Cam, bưởi, quýt…
- Rau củ màu đỏ: Củ cải đỏ, ớt chuông đỏ, củ dền đỏ…
- Bông cải xanh.
- Trà xanh.
2. Thoái hóa khớp cổ chân không nên ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi, người bị thoái hóa khớp cổ chân cần tránh những thực phẩm gây hại sau đây:
- Thịt đỏ: Nguồn thực phẩm này cung cấp lượng lớn protein và cholesterol sẽ khiến triệu chứng của thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế các loại thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày như thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
- Đường, carbohydrate tinh chế: Những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể giải phóng cytokine, làm gia tăng tình trạng sưng, viêm ở khớp.
- Thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối sẽ khiến tình trạng viêm do thoái hóa khớp ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên hạn kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày và tránh các thực phẩm quá mặn.
- Chất bảo quản thường có nhiều trong đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn. Các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp nói riêng. Do vậy, người bị thoái hóa khớp cổ chân nên tránh các thực phẩm này để không làm triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… dễ gia tăng tình trạng sưng viêm, đau nhức. Việc dung nạp quá nhiều những món ăn này còn dễ tăng cân, béo phì, càng làm tăng áp lực cho sụn khớp.
- Thoái hóa khớp cổ chân cần tránh rượu bia, thuốc lá. Đây đều là những chất độc hại, không có lợi cho người bị bệnh xương khớp mà còn khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tổng kết
Thoái hóa khớp cổ chân sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu như người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, nắm được những thực phẩm nên ăn, không nên ăn sẽ rất hữu ích để giảm triệu chứng của bệnh. Từ đó, đảm bảo chất lượng cuộc sống được tốt hơn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt