Thoái hóa khớp có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm bởi thoái hóa khớp ngày càng có xu hướng tăng và trẻ hóa. Bệnh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi được không và chữa như thế nào qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không?

Thoái hóa khớp là tình trạng các xương, sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, đau nhức, sưng tấy do nhiều nguyên nhân. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người bước vào tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa khiến cho không ít người lo lắng và không biết bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi được không.

Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không là câu hỏi thường gặp

Thoái hóa khớp thường không dễ bị phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, theo kết quả một cuộc khảo sát, có đến 80% người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh lý khi đã ở giai đoạn nặng. Khi đó, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các dấu hiệu như teo cơ, biến dạng khớp làm người bệnh mất đi khả năng vận động.

Khi được hỏi bệnh thoái hóa khớp có chữa được không thì các bác sĩ đều có chung nhận định là, hiện nay chưa có biện pháp nào có thể chữa được khỏi hoàn toàn căn bệnh này, mọi biện pháp chỉ dừng lại ở mức làm giảm các tổn thương và loại bỏ nguy cơ gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người người bệnh điều trị sớm, điều trị đúng cách và kiên trì thì việc chữa bệnh có thể thành công đến 90 – 95%. Do đó, bạn đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay sau khi phát hiện những biểu hiện thoái hóa khớp để bác sĩ kiểm tra.

2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp?

Như vậy, bạn đã biết được bệnh thoái hóa khớp có chữa được không rồi, việc cần làm bây giờ là cần tìm biện pháp chữa trị để hạn chế sự phát triển của bệnh. Ngay sau khi nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp, người bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.

Theo đó, dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các cách chữa trị khác nhau. Dưới đây là các biện pháp chữa thoái hóa khớp thường được áp dụng vì nó mang đến hiệu quả cao.

2.1. Điều trị bằng thuốc

Thông thường, với bệnh nhân thoái hóa khớp thì bác sĩ sẽ kê một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như paracetamol, aspirin, NSAIDs. Công dụng của các thuốc này là giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Thuốc tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, giảm đau nhanh chóng, thông thường người bệnh chỉ dùng từ 3 ngày là các cơn đau sẽ giảm. Tuy nhiên, thuốc Tây y cũng gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ảnh hưởng đến gan, thận nên người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc tây

2.2. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Kết hợp song song với việc dùng thuốc là biện pháp vật lý trị liệu. Đó có thể là các bài xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, chườm, sóng điện từ, sóng ngắn,… để làm giãn cơ, giúp khí huyết, kinh mạch lưu thông từ đó giảm đau và phục hồi dần sự tổn thương.

Nếu áp dụng vật lý trị liệu kiên trì, thực hiện đúng phương pháp thì hiệu quả chữa bệnh sẽ rất cao. Ưu điểm của biện pháp này là tác động cả bên trong và bên ngoài nên hiệu quả rất cao và nguy cơ tái phát thấp. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này phải kiên trì, và cần có sự hướng dẫn của chuyên gia.

2.3. Áp dụng phẫu thuật trị thoái hóa khớp

Phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp nếu dùng các biện pháp trên không hiệu quả, hoặc khi bệnh nhân đã ở mức độ nặng. Phẫu thuật có thể được áp dụng các biện pháp như thay khớp, lọc máu.

Phẫu thuật mang đến hiệu quả cao, chữa bệnh thành công lên đến 95%, đây có thể được coi là biện pháp tốt nhất khi bị bệnh (tính trường hợp làm phẫu thuật thành công). Tuy nhiên, biện pháp này cũng gây nhiều biến chứng, điều quan trọng nữa là rất tốn kém.

3. Cách chăm sóc người bị thoái hóa khớp

Cùng với việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp cũng là yếu tố quan trọng giúp chữa bệnh hiệu quả.

Cùng tham khảo 5 cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất:

3.1. Báo cho người bệnh nắm rõ về tình trạng bệnh của mình

Trước hết, cần thông báo cho người bệnh nắm rõ cụ thể về tình trạng bệnh của mình. Các việc cần làm và không nên làm khi điều trị bệnh, từ đó sẽ giúp hạn chế được những tổn thương khớp và ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

3.2. Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Bởi người bệnh bị thoái hóa khớp rất đau đớn,đi lại khó khăn do đó cần giúp cho người thân giảm đau. Trong thời gian đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi vận động nhưng càng về sau cơn đau càng kéo dài và có thể đau cả khi nghỉ ngơi. Một số cách giảm đau các bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Việc dùng các loại thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần lưu ý không nên cho người thân uống quá nhiều thuốc giảm đau, vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh, tăng men gan,…
  • Chườm: Có thể chườm nóng để giảm đau, giúp các khớp vận động dẻo dai hơn. Hoặc có thể chườm lại để giảm triệu chứng sưng đau nhức.Tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người, mà các bạn hãy áp dụng cách chườm cho phù hợp.
  • Tiến hành massage khớp: Có thể giảm đau bằng massage, bằng cách dùng các loại dầu, gel để massage giúp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Ngoài ra, massage còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
  • Châm cứu: Chế độ chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp không thể bỏ qua liệu pháp châm cứu từ Đông y rất hiệu quả, giúp khí huyết được lưu thông. Việc châm cứu thường xuyên sẽ giúp nhanh chóng phục hồi các khớp hiệu quả.

3.3. Tạo điều kiện cho người bệnh được vận động

Thoái hóa gây ra những cơn đau cho người bệnh, hạn chế khả năng đi lại. Do đó, cần chuẩn bị chiếc ghế hoặc giường có tay vịn giúp người bệnh thuận lợi hơn khi đứng lên và ngồi xuống. Ngoài ra, có thể dùng nạng chống, gậy để người bệnh đi lại dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nên hỗ trợ người bệnh tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như: Bơi lội, tập yoga, tập dưỡng sinh, đi xe đạp… điều đó sẽ giúp nuôi dưỡng khớp và cơ bắp được chắc khỏe hơn, giúp người bệnh vận động thoải mái hơn.

3.4. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh mau chóng phục hồi

Cùng với việc dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp, kết hợp cùng với chế độ tập luyện và ăn uống, giúp mau phục hồi bệnh.

Cách chăm sóc bệnh thoái hóa khớp về chế độ ăn uống như sau: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày. Ăn nhiều các loại rau củ, trái cây, vitamin và khoáng chất. Nhất là các loại vitamin D, omega 3, canxi, các dưỡng chất tốt cho cơ xương và sụn khớp. Ngoài ra, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, hạt dinh dưỡng, ngũ cốc…

3.5. Quan tâm, động viên bệnh nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi vận động. Do đó, người bệnh rất cần sự quan tâm của người thân bất kỳ lúc nào. Do đó, khi chăm sóc cho người bệnh bị thoái hóa khớp bạn nên động viên và quan tâm để người bệnh vui vẻ và lạc quan yêu đời hơn.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi thoái hóa khớp có chữa được không, chữa trị như thế nào và cách chăm sóc người bệnh ra sao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn để được giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7