Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? là thắc mắc của nhiều người nhất là những bệnh nhân bị thoái hoá khớp, dưới đây là những giải đáp của bác sĩ cho câu hỏi này.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư. Ở giai đoạn sớm, khớp gối chưa hư ngay do dịch khớp bên trong mới có biểu hiện bị hao hụt. Khi dịch khớp hao hụt càng nhiều thì độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên và chịu lực tác động nhiều hơn.
Điều này làm bề mặt sụn khớp hao mòn dần và đưa đến tình trạng hẹp khe khớp gối. Theo thời gian, thương tổn “ăn” dần từ bề mặt của sụn rồi khuyết dưới mặt sụn, gây thương tổn tổ chức dưới sụn và phá hủy đến mô xương.
Tuy nhiên, tùy theo mức độ thoái hóa của khớp gối sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Biện pháp phòng ngừa đầu tiên là tránh các tư thế gây hư khớp gối như ngồi xổm, khiêng nặng, chạy nhảy quá sức trong các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá bóng…
2. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Những môn thích hợp sẽ là những môn khớp gối ít bị sức nặng đè lên nhất như bơi lội, đạp xe, đi bộ (đi bộ đúng nghĩa là đi nhanh chứ không phải đi tản bộ), tập thể hình, đi bộ dưới nước…
Trong đó, đi bộ luôn là môn thể dục tốt cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu đi bộ không đúng phương pháp sẽ có nguy cơ gây thoái hóa khớp gối hoặc khiến bệnh nặng thêm. Với những người chọn bộ môn thể dục đi bộ, phải căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mình để quyết định xem đi bộ thời gian bao nhiêu một ngày là đủ.
Đối với những người già 60-70 tuổi chỉ nên đi bộ từ 30-45 phút mỗi ngày. Còn những người trẻ hơn có thể đi bộ trong khoảng thời gian nhiều hơn nhưng cũng không nên quá lạm dụng môn thể thao này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt