Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga? Có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến. Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không, có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối của bạn bị hư hại do các vấn đề về lão hóa hay chấn thương gây đau nhức, sưng tấy và phù nề. Kéo theo đó, mọi hoạt động sinh hoạt thường nhật của người bệnh đều bị ảnh hưởng tiêu cực, đi lại khó khăn, bước chân nặng nề và tập tễnh.

Thoái hóa khớp gối là bệnh không thể chủ quan

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến, gây hệ tổn thương tới hệ xương của cơ thể cần thời gian dài. Giai đoạn mới khởi phát bệnh, người bệnh hầu như chưa cảm nhận được chính xác dấu hiệu thoái hóa khớp gối. Cơn đau nhẹ, đến bất chợt rồi tự dứt.

Lâu dần, bệnh tiến triển nhanh, âm thầm “giết chết” tế bào sụn khớp và xương dưới sụn. Người bệnh cảm thấy đau tức khớp gối dữ dội. Mức độ cơn đau phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý và thời gian bị bệnh. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, thậm chí là sốt nhẹ, tấy đỏ vùng khớp gối. Nếu người bệnh không điều trị hoặc phòng bệnh đúng cách, thoái hóa khớp gối dễ gây teo cơ, biến dạng khớp, rối loạn chức năng vận động, nguy cơ bại liệt là rất lớn.

2. Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương các cấu trúc trong khớp gối, tức là sụn khớp và xương dưới sụn gây ra các phản ứng viêm, hình thành nên các cytokin và enzym tham gia vào quá trình phá hủy sụn khớp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện yoga giúp khớp gối trở nên uyển chuyển, linh hoạt hơn. Sở dĩ là do, các bài tập yoga giúp cơ, xương khớp của người bệnh được giãn cơ, cân bằng khí huyết, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu, hỗ trợ bảo vệ và tái tạo sụn khớp tốt.

Như vậy, bàn về vấn đề “thoái hóa khớp có nên tập yoga không”, câu trả lời là có. Tuy nhiên, yoga chỉ đóng vai trò vận động trị liệu, hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối. Cách làm này được khuyến khích sử dụng đối với các trường hợp bệnh lý hoặc chưa gây tổn thương sâu vào phần cứng. Trường hợp, thoái hóa khớp gối phát triển nặng, người bệnh cần áp dụng thêm 1 số cách chữa khác. Việc cố tình tập yoga giai đoạn này có thể gây ra tác dụng ngược, khiến bệnh trở nặng hơn.

Tùy vào thể trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp tập luyện nhất định. Dưới đây là 3 bài tập chữa thoái hóa khớp gối được phổ biến rộng rãi nhất thời gian qua:

2.1. Bài tập yoga trong tư thế Chiến binh

Bài tập yoga tư thế chiến binh

Đứng thẳng người, 2 chân chụm lại, thả lỏng 2 tay.

Bước chân trái về sau, giữ ngón chân và gót chân phải nằm trên cùng 1 đường thẳng, khụy gối xuống ngang đùi.

2 tay chụp vào đưa tay thẳng lên, ngửa người về sau, đầu hơi ngửa về sau, mắt nhìn thằng lên các đầu ngón tay

Hít thở đều từ 10 – 15s, rồi trở lại vị trí ban đầu, lặp lại tư thế 3 lần/ngày và duy trì từ 4 – 6 tuần.

2.2. Bài tập yoga trong tư thế Ngọn núi (tadasana)

Đứng thẳng người, 2 chân chụm lại, thả lỏng 2 tay theo chiều cơ thể.

Thẳng lưng, mở lòng bàn tay hướng về phía trước

Thở chậm rãi và duy trì 1 – 3 phút (hít vào phình bụng, khi thở ra phải hóp bụng).

Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần/ngày.

2.3. Bài tập yoga trong tư thế Anh hùng (Virasana)

Quỳ gối trên sàn nhà, 2 chân kéo rộng sang 2 bên (mu bàn chân, ngón chân duỗi về sau).

Thư giãn cơ thể.

Hạ mông xuống để ngồi giữa hai chân.

Giữ thẳng lưng và cổ, mắt hướng về trước, hai bàn tay úp lên.

Hít thở đều từ 30 – 45s (hít vào phải phình bụng, khi thở ra phải hóp bụng lại), rồi trở lại vị trí ban đầu, thực hiện từ 3 – 5 lần/ngày.

Lưu ý khi tập yoga trị thoái hóa khớp gối

Người bệnh nên kiên trì tập, tập vừa sức (30 – 45 phút/ngày), chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh gia tăng tổn thương vùng khớp gối.

3. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người

Đi bộ là một trong những hình thức vận động sức khỏe tốt cho người bệnh. Đây là cách tốt để giải phóng endorphin trong cơ thể, cải thiện hưng phấn, thúc đẩy gia tăng tuần hoàn máu, thải độc cơ thể.

Bản chất cấu tạo khớp gối gồm xương và sụn. Sụn không gồm mạch máu và dây thần kinh nên máu không nuôi dưỡng mà chỉ tiếp nhận dinh dưỡng từ xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dịch khớp. Di chuyển đều đặn, nhịp nhàng là cách duy nhất bạn cung cấp chất dinh dưỡng tới sụn khớp, duy trì khả năng vận động của cơ thể.

Đi bộ, nhất là vào ban sáng giúp mô sụn khớp cũng sẽ trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn trong quá trình đi bộ. Dây chằng, gân bền bỉ, chống lại sự thoái hóa theo thời gian.

Đối với người đang có nguy cơ bị thoái hóa khớp, việc đi bộ là nên. Tất nhiên, hoạt động này cần điều độ và đúng cách. Bởi vì, lúc này, khớp gối đã bị tổn thương. Dù ít hay nhiều, sự va chạm dù là nhỏ nhất trong quá trình đi bộ có thể khiến các khớp xương bị gia tăng tốc độ thoái hóa.

Việc người bị thoái hóa khớp gối lười vận động ngược lại có thể gây xơ hóa cơ, sụn khớp, khiến mạch máu tuần hoàn kém lưu thông, dây chằng bị co cứng, ảnh hưởng tới vận động và tốc độ phục hồi bệnh lý.

Đa phần người bệnh đều rèn luyện cơ thể bằng cách đi bộ nhẹ, nghỉ ngơi đúng lúc. Quá trình đi bộ của người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:

  • Đi bộ bước nhỏ (khoảng cách mỗi bước là 1 – 2 bàn chân), tránh sải bước quá dài.
  • Hạn chế đi bộ với tốc độ cao, trên những mặt đường gồ ghề.
  • Thời gian đi bộ hợp lý trong ngày là từ 30 – 60 phút, cứ 10 – 15 phút nghỉ 1 lần.
  • Đeo đai bảo vệ đầu gối.
  • Khi thấy mệt hoặc kiệt sức cần được nghỉ ngơi.
  • Bị chấn thương trong lúc tập cần sơ cứu đúng cách thông qua chườm đá.
  • Tái khám thoái hóa khớp gối định kỳ theo lịch khám của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp trả lời câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên tập yoga, có nên đi bộ không. Khớp gối là khớp quan trọng của cơ thể, bất kỳ tổn thương nào tại khớp gối cần được nhanh chóng khắc phục dứt điểm. Trường hợp, khớp gối của bạn đau nhẹ, tự dứt từ 4 – 5 ngày nghỉ ngơi thì không đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu khớp gối đau nhức dữ dội, dai dẳng và có biểu hiện phù nề, đừng chủ quan. Bạn cần nhanh chóng đi khám để nhận được sự tư vấn chính xác và toàn diện nhất từ phía bác sĩ.

5/5 - (4 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7