Thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Bệnh thoái hóa khớp gối đang xảy ra ngày một nhiều ở những đối tượng trẻ tuổi. Việc bị bệnh khiến cho chất lượng công việc, cuộc sống bị giảm sút rất nhiều. Do đó, các bạn có những hiểu biết sơ bộ về thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả là rất cần thiết.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng ở các tổ chức sụn và khớp ở đầu gối. Nó gây ra cho người bệnh các cơn đau nhức khó chịu và khiến cho quá trình vận động, đi lại bình thường gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Thoái hóa khớp gối có thể nói là hậu quả của việc mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và triệt tiêu sụn, xương dưới sụn đầu gối. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do yếu tố di truyền, yếu tố chấn thương hoặc do một số các quá trình chuyển hóa trong cơ thể xảy ra vấn đề.
Kết quả của quá trình thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn bị nứt, nhuyễn hóa hoặc bị biến mất. Ngoài ra, còn có các hiện tượng khác như xương dưới sụn bị xơ hóa, đặc lại, có các gai xương hoặc hốc xương xuất hiện.
2. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối như thế nào?
Khi người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám với các biểu hiện khác lạ ở vùng đầu gối, bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp nhiều biện pháp chẩn đoán. Trước tiên sẽ là việc thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi thăm những biểu hiện mà bệnh nhân gặp phải, tiếp đến là trực tiếp nhìn, sờ và thử phản ứng tại vùng khớp gối.
Sau khi có một số những đánh giá và nghi ngờ mắc thoái hóa khớp gối, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số những biện pháp chẩn đoán chuyên sâu khác. Bao gồm:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang là biện pháp giúp cho bác sĩ sẽ quan sát được một cách rõ ràng các dấu hiệu thoái hóa ở vùng khớp gối. Xem có các gai xương hay hốc xương xảy ra do thoái hóa hay không.
- Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ sẽ cho thấy vùng sụn khớp gối có các bất thường nào hay không. Dây chằng và màng hoạt dịch có đang ở trạng thái bình thường hay đã bị một số tổn thương nào đó.
- Nội soi khớp : Việc nội soi khớp sẽ được kết hợp với công tác chọc hút thăm dò nhằm mục đích kiểm tra tình trạng viêm nhiễm tại vùng khớp gối.
3. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, bao gồm yếu tố tình trạng bệnh và khả năng tiếp nhận điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, về cơ bản thì y học hiện đại đang áp dụng một số những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối như sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị nội khoa bao gồm các biện pháp:
Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu thường sẽ được ưu tiên áp dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối. Người bệnh có thể sẽ được chỉ định tiến hành siêu âm, chườm nóng, dùng tia hồng ngoại hoặc liệu pháp suối khoáng. Các biện pháp này đều mang tính hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ những cơn đau và triệu chứng của thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ.
Dùng thuốc Tây
Khi các cơn đau diễn ra nặng hơn, người bệnh sẽ được xem xét và sử dụng một số loại thuốc Tây y với liều lượng và lộ trình phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc bôi ngoài da, Corticosteroid, thuốc tiêm nội khớp…
Những loại thuốc trên hầu hết có tác dụng nhanh, giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau và chống sưng viêm. Tuy nhiên, chúng lại có khá nhiều tác dụng phụ nên việc lựa chọn sử dụng cần được cân nhắc kỹ càng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số những loại thuốc Tây y khác ít tác dụng phụ nhưng tác dụng chậm khác cũng sẽ được sử dụng để thay thế các loại thuốc này .
3.2. Điều trị ngoại khoa
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị ngoại khoa là việc áp dụng các biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật nhằm giảm nhẹ những tổn thương do thoái hóa ở vùng khớp gối. Các biện pháp này bao gồm:
Nội soi làm sạch khớp gối
Với bệnh nhân không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị nội khoa, các cơn đau và tình trạng vận động bị hạn chế nhiều thì sẽ tiến hành nội soi làm sạch khớp gối.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phương pháp này, đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 4. Hoặc ngay cả những bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 2, 3 nhưng có bệnh viêm đa khớp dạng thấp và các bệnh lý nền khác.
Nội soi tạo tổn thương dưới sụn
Các bệnh nhân trẻ tuổi bị chấn thương dẫn đến thoái hóa khớp gối sẽ được áp dụng nội soi tạo tổn thương dưới sụn. Biện pháp này hỗ trợ kích thích tủy xương hoạt động mạnh hơn thông qua việc nội soi khớp gối. Từ đó, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng tổn thương tự nhiên của cơ thể. Để biện pháp này đạt hiệu quả tốt nhất thì bệnh nhân thường sẽ được kết hợp với biện pháp ghép tế bào sụn gốc tự thân.
Tiến hành ghép tế bào sụn gốc tự thân
Các bệnh nhân trẻ tuổi bị tổn thương sụn khớp gối từ yếu tố chấn thương với vùng tổn thương nhỏ sẽ được xem xét và tiến hành ghép tế bào sụn gốc tự thân. Biện pháp này có ưu điểm là các tế bào sụn mới sẽ có độ đàn hồi giống như các tế bào sụn bình thường khác.
Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, người bệnh sẽ cần trải qua hai cuộc phẫu thuật mở khớp gối. Ngoài chi phí điều trị cao thì nguy cơ thất bại trong quá trình điều trị là hoàn toàn có thể xảy ra. Các mảnh ghép có thể sẽ không được tiếp nhận tốt, bong tróc khỏi vị trí ghép hoặc khiến cho vùng sụn ghép xảy ra hiện tượng tăng sinh quá mức.
Tất cả các yếu tố này đểu có thể dẫn đến sự thất bại cho phương pháp điều trị này.
Biện pháp đục xương sửa trục
Đây là biện pháp thay đổi trục cơ học của chân. Mục tiêu của nó là làm cho vùng khớp thoái hóa giảm thiểu được áp lực mà chúng phải chịu. Từ đó, quá trình thoái hóa được chậm lại, các cơn đau cũng giảm thiểu.
Thông thường, đục xương sửa trục sẽ được áp dụng với bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp gối với biến dạng chân vẹo và đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm là liệt dây thần kinh mác chung.
Phẫu thuật thay khớp gối
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, không thể áp dụng các biện pháp điều trị khác thì có thể nghĩ đến vấn đề phẫu thuật thay khớp gối. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành biện pháp này.
Lý do là bởi ngoài vấn đề chi phí cao thì bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Trong đó, có vấn đề tuổi thọ của khớp nhân tạo. Nó chỉ duy trì được khoảng 10 năm tới 15 năm, nên các bệnh nhân có thể sẽ phải trải qua vài cuộc phẫu thuật trong suốt cuộc đời.
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh như thế nào là vấn đề mà bài viết trên đây vừa chia sẻ. Hi vọng nội dung trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức và căn bệnh này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt