Thoái hóa khớp đầu gối: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Thoái hóa khớp đầu gối là hiện tượng bào mòn sụn khớp đầu gối (lớp sụn bị bào mòn mỏng hơn bình thường) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động linh hoạt của đầu gối. Thoái hóa khớp gối đang trở nên phổ biến ở nước ta, chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và trở thành vấn đề đáng lo ngại với chúng ta. Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu sâu hơn về thoái hóa khớp gối.

1. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thoái hóa khớp đầu gối

Có 3 yếu tố nguy cơ sau có thể dẫn đến thoái khớp đầu gối là:

Thoái hóa khớp gối nguyên phát trong đó sụn của đầu xương bị mòn dần. Điều này phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi trung niên trở lên.

– Thoái hóa khớp thứ phát do viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): Bệnh này tạo ra phản ứng viêm của khớp có thể phá hủy sụn dẫn đến thoái hóa khớp. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

– Thoái hóa khớp thứ phát do tai nạn: Thoái hóa khớp sau chấn thương. Điều này có thể xảy ra sau một chấn thương ở đầu gối như gãy xương, chấn thương dây chằng hoặc rách sụn chêm. Dạng thoái hóa khớp này vẫn có thể xảy ra nhiều năm sau chấn thương.

2. Các triệu chứng của thoái hóa khớp đầu gối

  • Đau đầu gối: Đau nhức trong thoái hóa khớp gối thường được chỉ định ở đầu gối, mặt sau của đầu gối. Cơn đau có thể tia xạ xuống cẳng chân. Cơn đau cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị xáo trộn. Nhìn chung, cơn đau do viêm xương khớp ngày càng nặng hơn, mặc dù cũng có thể khởi phát đột ngột. Nhiều người cho rằng, thời tiết thay đổi, nhất là thời tiết lạnh ẩm cũng ảnh hưởng đến cơn đau.
  • Sưng khớp gối: Khớp có thể trở nên cứng và sưng, khiến cho việc uốn cong và mở rộng đầu gối trở nên khó khăn hơn. 
Sưng và cứng khớp gối là một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp đầu gối
  • Cứng khớp gối vào buổi sáng: Ngoài đau, sụn bị mòn và rách cũng có thể gây ra cứng khớp, đặc biệt là khi bước ra khỏi giường hoặc ghế, hoặc khi lên xe và leo cầu thang. Đau và sưng thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng và sau một thời gian nghỉ ngơi. Đầu gối sau đó cảm thấy cứng và phải hoạt động từ từ mới trở lại bình thường.
  • Cơn đau thường trầm trọng hơn trong hoặc sau thời gian đi bộ, leo cầu thang hoặc quỳ đầu gối xuống nền cứng.
  • Cơn đau và bề mặt khớp trở nên thô ráp thường gây ra cảm giác yếu ở đầu gối. 
  • Hạn chế cử động của đầu gối: Do thoái hóa khớp gối nên đầu gối bị giới hạn duỗi, dẫn đến dáng đi khập khiễng. Đầu gối khó uốn cong, điều này làm hạn chế việc ngồi xổm hoặc quỳ. Trong giai đoạn cuối của bệnh thoái hóa khớp, chỉ có thể cử động tối thiểu và trên thực tế, khớp bị cứng (viêm khớp). 
  • Nứt khớp gối: Do bề mặt khớp gối bị bào mòn và  không còn nhẵn dẫn đến đi khập nghiễng, có tiếng kêu lọc.

Những triệu chứng trên xuất hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, tuổi, giai đoạn bệnh nên những triệu chứng trên có thể khác nhau ở mỗi người bện.

3. Chẩn đoán thoái hóa khớp đầu gối

Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ thoái hóa khớp dựa trên dáng đi, phạm vi chuyển động của đầu gối, sưng khớp và đau.

Hình ảnh Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy rõ khe hở khớp do bị thoái hóa. Nếu bị viêm khớp dạng thấp thì các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định chẩn đoán.

Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ thấy rõ khe hở khớp do thoái hóa

Tuy hình ảnh chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính ít được sử dụng. Nhưng trong một số trường hợp khó phát hiện nguyên cũng có thể được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán thoái hóa khớp gối.

4. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị thoái hóa khớp gối như: điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân

4.1. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối không phẫu thuật

Ở giai đoạn đầu, mòn (thoái hóa khớp) khớp gối được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, không phẫu thuật:

Điều chỉnh lối sống

Điều này có thể bao gồm giảm cân, chuyển từ chạy hoặc nhảy sang bơi lội hoặc đi xe đạp, hạn chế các hoạt động có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như leo cầu thang.

  • Các bài tập có thể giúp tăng cường khả năng vận động và tính linh hoạt và cũng sẽ tăng cường các cơ ở chân của bạn.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như gậy, giày dép tốt, có thể có chèn, giá đỡ vòm có tăng đơ hoặc đeo nẹp có thể giúp giảm đau.
  • Các biện pháp khác có thể bao gồm nhiệt và lạnh, các bài tập dưới nước, quấn khăn hoặc băng đầu gối.

Thuốc và thực phẩm bổ sung

Nhiều loại thuốc giảm đau và các phương tiện khác có thể được sử dụng cho bệnh thoái hóa khớp gối. Chúng có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm (NSAID): Trên thực tế có nhiều tên gọi khác về thuốc chống viêm như, ví dụ như diclofenac, naproxen, ibuprofen, movicox. Tất cả các loại thuốc này có thể làm giảm đau và sưng khớp. Những loại thuốc này cũng có hiệu quả đối với bệnh khớp và viêm khớp do viêm khớp dạng thấp. 
  • Glucosamine: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thuốc này có tác dụng tích cực đối với các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp. 
  • Tiêm corticosteroid: Corticosteroid là hormon vỏ thượng thận có thể được sử dụng như một loại thuốc chống viêm mạnh. Chúng được tiêm trực tiếp vào khớp gối. Phản ứng viêm trong viêm xương khớp gối có thể được ngăn chặn bằng cách này.

Lưu ý: Vì sử dụng thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn phải tuân thủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự mua và sử dụng thuốc.

Tiêm corticosteroid là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đầu gối

4.2. Điều trị thoái hóa khớp đầu gối bằng phẫu thuật

Nếu các triệu chứng của viêm xương khớp không giảm bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật này, có thể cần phải phẫu thuật.

Trong phẫu thuật nội soi khớp gối các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật quang học để quan sát bên trong khớp gối và loại bỏ bất kỳ mảnh vỡ sụn nào hoặc điều trị tổn thương sụn. Ngoài ra phẫu thuật có thể cấy ghép sụn hoặc cắt gai xương.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nâng cao kiến thức về  những yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị thoái hóa khớp đầu gối. Để tìm hiểu sâu hơn về những thông tin đã cung cấp trong bài viết bạn hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7