Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thoái hóa khớp là được xem là bệnh lý mãn tính về xương khớp. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh cũng có thể gây tàn phế suốt đời. Vậy thoái hóa khớp là gì? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh cho các bạn tham khảo.

1. Tìm hiểu sâu hơn về thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương hoặc suy thoái dần của sụn khớp và xương dưới sụn kèm theo các phản ứng viêm, làm giảm lượng dịch ổ khớp. Với các trường hợp nặng, đầu xương có thể không còn lớp sụn bao phủ. Khi đó, đầu xương và xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, bào mòn lẫn nhau khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn khi cử động đáng khớp, dẫn đến bại liệt.

Thoái hóa khớp làm mất dần lớp sụn bảo vệ đầu xương
Thoái hóa khớp làm mất dần lớp sụn bảo vệ đầu xương

2. Các giai đoạn thoái hóa khớp

Dựa vào biểu hiện của các cơn đau, chúng ta có thể chia quá trình thoái hóa khớp thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn không rõ ràng

Giai đoạn này, khoảng 10% sụn khớp bị mất đi, biểu hiện không rõ ràng, bênh nhân không có cảm giác đau nhức ở nợi bị thoái hóa. Chỉ khi hoạt động quá nhiều, quá sức chỗ bị thoái hóa mới cảm thấy đâu. Vì vậy, ở giai đoạn này mọi người thường chủ quan nên thường không phát hiện mình đã bị thoái hóa khớp.

Giai đoạn nhẹ

Người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng đau của việc thoái hóa khớp ở giai đoạn này. Lúc này sụn khớp bắt đầu nứt vỡ, gai xương bắt đầu xuất hiện. Khi vận động các gai xương này chạm vào các mô trong khớp gây đau mỏi. Ngoài ra khi thời tiết đột ngột thay đổi, người bệnh có thể cảm thấy các khớp xương của mình bị cứng đi phải xoa bóp một lúc mới khôi phục bình thường.

Các hoạt động của khớp vẫn diễn ra bình thường ở giai đoạn này vì bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ. Lớp sụn khớp lúc này vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Dịch khớp vẫn được cung cấp đầy đủ để nuôi dưỡng lớp sụn và bôi trơn khớp.

Giai đoạn tổn thương sụn khớp

Khe khớp hẹp bắt đầu xuất hiện, những tổn thương của sụn khớp ngày ột càng nhiều hơn, lớp sụn bị bào mòn nhiều. Bề mặt khớp của xương dưới sụn bị biến dạng. Gai xương dần to lên, người bệnh cảm thấy đau nhói ở khớp và khó chịu khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt như đi bộ, cúi người, mang vác đồ,….

Giai đoạn bệnh chuyển biến nặng

Khi này, các triệu chứng đã xuất hiện rõ ràng. Hẹp khe khớp trầm trọng, từng mảng sụn bị vỡ ra, chất nhầy xung quanh khớp giảm dần, gai xương kích thước lớn bộc lộ ra, các đầu xương trực tiếp tiếp xúc với nhau. Người bệnh bị cứng khớp, đau nhức, viêm khớp và khó di chuyển ở giai đoạn này.

Dựa vào biểu hiện của các cơn đau, chúng ta có thể chia quá trình thoái hóa khớp thành 4 giai đoạn
Dựa vào biểu hiện của các cơn đau, chúng ta có thể chia quá trình thoái hóa khớp thành 4 giai đoạn

3. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa xương khớp

Viêm xương khớp từ lâu đã được cho là do sự mòn của sụn khớp theo thời gian. Nhưng các nhà khoa học hiện xem nó như một căn bệnh của khớp.

Dưới đây là một số điều có thể dẫn đến thoái hóa khớp:

  • Tuổi tác: thoái hóa các khớp, xương là căn bệnh phổ biến của người già do sự thoái hóa tự nhiên theo thời gian. Trong xương lượng canxi trong không còn dồi dào. Chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến các khớp yếu dần đi, dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Chấn thương khớp: Một vết thương nhỏ hoặc chấn thương  khớp xảy ra do tai nạn, luyện tập hay làm việc quá sức hoặc các va đập mạnh đều là nhân tố thúc đầy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh và sớm hơn.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm việc cùng một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần dễ bị thoái hóa khớp ở bộ phận đó.
  • Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa sớm do áp lực tác động lên các khớp lớn hơn người có cân nặng bình thường.
  • Những thói quen không tốt trong sinh hoạt: Ngồi lâu ở một chỗ, các công việc liên quan đến việc mang vác nặng, vận động, thể dục thể thao sai tư thế, quá sức,… không nghỉ ngơi hợp lý làm lệch cấu trúc bình thường xương khớp, thúc đẩy quá trình thoái hóa xảy ra.
  • Gen di truyền: Có một số bệnh về khớp có thể mặc qua từng thế hệ do gen di truyền.

4. Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng có xu hướng xây dựng theo thời gian hơn là xuất hiện đột ngột.

  • Cơn đau xuất hiện trong khi hoạt động. Các khớp có thể xuất hiện các tiếng lạo xạo,…
  •  Cơn đau nghiêm trọng, âm ỉ trong thời gian dài, đau buốt khó chịu, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn
  • Thời tiết đột ngột thay đổi hoăc khi trời lạnh có dấu hiệu cứng khớp
  • Sưng đỏ lên ở quanh khớp.
  • Tràn dịch khớp kiện khớp bị sưng to.
  • Cảm giác châm chích, âm ỉ như kim châm, kiến bò, tê đỏ trong khớp.

Những bộ phận của cơ thể có thể dễ bị thoái hóa như:

  • Thoái hóa đốt sống lưng: Tê cứng cột sống, đau nhức kèm theo mỏi lưng và chân nhiều hơn.
  • Thoái hóa khớp đầu gối: Đây là bộ phận dễ mắc bệnh nhất vì khớp gối luôn gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ vững cơ thể.
  • Thoái hóa đốt ngón tay: Sự phát triển xương (cựa) ở rìa khớp có thể khiến ngón tay bị sưng, đau và đỏ.
Thoái hóa khớp có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể
Thoái hóa khớp có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào

Thoái hóa khớp là căn bệnh không thể tránh khỏi trong quá trình sống. Vì vậy để phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái  hóa, đặc biệt là sau tuổi 40. Chúng ta nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh tổn thương các khớp trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

  • Không nên ngồi quá lâu và ngồi sai tư thế.
  • Không nên luyện tập, làm việc quá sức, hạn chế mang vác đồ vật nặng.
  • Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng (canxi, vitamin D), hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, thức ăn nhanh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Chú ý đến thói quen sinh hoạt thường ngày, nghỉ ngơi hợp lý.
  •  Chọn những bài tập rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng như yoga, aerobic, thiền, đi bộ, bơi lội,… để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ vitamin, canxi để phòng người thoái hóa khớp
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ vitamin, canxi để phòng người thoái hóa khớp

Hy vọng, bài viết đã giải đáp một phần thắc mắc cho câu hỏi thoái hóa khớp là gì? Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nó lại mạng lại nhiều khó khăn, hạn chế trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nếu có những triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời nhé.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7