Thoái hóa khớp ngón tay – Bệnh lý phổ biến về xương khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Quá trình thoái hóa có thể xuất hiện ở bất cứ vị nào trên cơ thể như cột sống, khớp gối, khủy tay,… Trong đó, thoái hóa khớp ngón tay xếp thứ tư trong những vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất.

Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh lý phổ biến về xương khớp
Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh lý phổ biến về xương khớp

1. Tại sao bị thoái hóa khớp ngón tay

Người cao tuổi

Lượng máu đến nuôi dưỡng khớp bị giảm sút, lớp sụn ngày bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên tác động có hại đến khớp. Những người trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi thường hay mắc thoái hóa khớp ngón tay. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu hiện hữu khi ngoài 50 tuổi. Lúc này những dấu hiệu còn sơ khai và ít xuất hiện nên mọi người thường chủ quan.

Những người thường xuyên sử dụng bàn tay, ngón tay

Những người có công việc thường xuyên sử dụng bàn tay, ngón tay như nhân viên văn phòng, phụ nữ làm công việc nội trợ, giáo viên thường xuyên cầm bút, phấn,…

Người làm việc thường xuyên bằng máy tính, viết lách dễ bị thoái hóa khớp ngón tay
Người làm việc thường xuyên bằng máy tính, viết lách dễ bị thoái hóa khớp ngón tay

Người thuận tay nào thì thoái hóa dễ bị thoái hóa và biến dạng khớp hơn tay còn lại. Vị trí thoái hóa thường gặp ở ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Giới tính

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, phụ nữ có xu hướng mắc thoái khớp các ngón tay (chiếm 75%) cao hơn gấp ba lần ở đàn ông. Đồng thời, việc điều trị ở nữ giới cũng không được lạc quan giống như nam giới. Điều này được cho là do ở phụ nữ trải qua nhiều lần thay đổi nội tiết tố quan trọng, đặc biệt là quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể yếu đi.

Chấn thương

Các tổn thương ở ngón tay cái có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay bởi xương phải trải qua quá trình phục hồi. Lớp sụn ngón tay chịu tác động sẽ suy giảm chức năng.

Người thừa cân, béo phì

Giống như những căn bệnh xương khớp khác. Cân nặng quá cao là một trong số nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm khớp dạng thấp hiện nay bởi:

  • Chất béo làm tăng các phản ứng viêm của cơ thể do hoạt chất cytokinin chứa thành phần chủ yếu là adipokine gây viêm khớp.
  • Lipid là nguyên nhân làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị. Mức độ chênh lệch về hiệu quả điều trị giữa người bình thường với người béo phì khi sử dụng thuốc viêm khớp là 50%.

Dị tật ở ngón tay

Những dị tật gây biến dạng và tổn thương khớp, các đầu xương lệch khỏi vị trí đúng, khiến hoạt động của ngón tay bị yếu đi, dễ bị thoái hóa.

2. Các vị trí ở ngón tay dễ bị thoái hóa

Thoái hóa ngón tay có thể xảy ra ở bất cứ khớp ngón tay nào. Tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là:

  • Khớp cơ bản nơi nối liền ngón cái và cổ tay.
  • Các đốt tay và khớp cầu lồi.
  • Khớp cuối cùng của các ngón tay.
  • Khớp gian đốt gần nơi kết nối các các đốt ngón tay.

3. Những dấu hiệu thường gặp khi bị thoái hóa khớp ngón tay

  • Sưng khớp là kết quả của quá trình bảo vệ từ mô và sụn khi phản ứng viêm xảy ra.
  • Tràn dịch khớp khiến khớp bị sưng to.
  • Cảm giác châm chích, âm ỉ như kim châm, kiến bò, tê đỏ trong khớp.
  • Cứng các khớp khiến cho việc co duỗi, cầm nắm của người bệnh bị hạn chế. Đặc biệt là vào buổi sáng, lúc bạn mới ngủ dậy hoặc khi bạn không cử động tay vài giờ.
  • Nóng khớp ngón tay là một biểu hiện hay gặp khi bị tổn thương khớp, gây viêm khớp. Tình trạng này còn gây ra đỏ xung quanh khớp, đây cũng là dấu hiệu phân biệt viêm khớp ngón tay với các bệnh lý khác.
  • Quá trình thoái hóa diễn ra một thời gian sẽ khiến khớp ngón tay bị bào mòn và biến dạng, có thể gây ra dị tật ngón tay.
Thoái hóa khớp ngón tay gây sưng nề và đỏ tấy
Thoái hóa khớp ngón tay gây sưng nề và đỏ tấy

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng như sưng đỏ, cứng khớp và đau khớp ngón tay,… Chúng ta có thể chụp X-quang ngón tay để nhận biết sự khác lạ của lớp sụn khớp để xác định bệnh. Qua film chụp chúng ta có thể nhận biết được một số dấu hiệu dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay như gai xương, hẹp khe khớp,… Ngoài ra cũng có thể thực hiện thêm một số phương pháp như xét nghiệm máu toàn phần, chụp cộng hưởng từ MRI,… để phát hiện bệnh.

Người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu của thoái hóa khớp ngón tay, tránh để xảy ra các biến chứng không mong muốn của bệnh.

5. Thoái hóa khớp ngón tay điều trị thế nào

Điều trị tại nhà

Trong trường hợp bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, các triệu chứng mới khởi phát, người bệnh có thể chữa trị ở nhà bằng những cách sau:

  • Chườm nóng hoặc lạnh các ngón tay.
  • Nẹp và cố định ngón tay bị thương.
  • Để cho tay được nghỉ ngơi hợp lý để giảm đi quá trình thoái hóa nhất đối với những công việc như viết lách, nội trợ,…
  • Để hỗ trợ giảm đau và cải thiện triệu chứng thoái hóa bạn cũng có thể massage, xoa bóp hoặc châm cứu khớp tay.

Sử dụng thuốc

Thuốc tây y thường là lựa chọn của nhiều người khi mắc bệnh về thoái hoá. Thuốc tây y được chỉ định ngay sau khi bác sĩ thăm khám và nhận biết bệnh như:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, opiat và chất dẫn xuất của opiat, codein hoặc tramadol,…
  • Thuốc thoái hóa chống viêm không steroid như: Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam,…
  • Tiêm Axit hyaluronic.
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng thuốc Tây y
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng thuốc Tây y

Tuy nhiên sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau cũng gây nên nhiều tác dụng phụ như đau đầu, nổi phát ban, ngứa, mất ngủ,… Nên sử dụng hạn chế, đúng liều lượng, không nên lạm dụng thuốc và ngừng sử dụng ngay thuốc nếu có các triệu chứng với bất cứ thành phần nào của thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị khắc phù hợp hơn.

Phẫu thuật

Cũng như các bệnh khớp khác, phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để chữa trị thoái hóa khớp ngón tay nếu tất cả các biện pháp bảo tồn khớp khác không có hiệu quả. Nếu phẫu thuật, tùy vào tình trạng khớp, bác sĩ sẽ thực hiện theo một trong hai cách sau:

  • Hợp nhất hai xương: Các nguyên nhân gây nhức khớp, đau khớp sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên các khớp ngón tay sẽ không còn các chức năng hoạt động.
  • Thay thế nhân tạo các khớp ngón tay: Các bộ phận nhân tạo như nhựa hoặc kim loại sẽ thay thế các xương hoặc sụn bị tổn thương.

Với phương pháp này, cần lưu ý rằng, có thể bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một loạt các biến chứng nguy hiểm, rủi ro trong quá trình mổ và sau mổ.

Trên đây và những thông tin về căn bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của bạn về căn bệnh, giúp phòng ngừa và hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7