Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Nhiều người bệnh được chẩn đoán bị thoái hóa khớp, nhưng vẫn chưa rõ đây là bệnh gì, thường gặp ở độ tuổi nào, nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh về xương khớp mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi. Hiện nay, đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp ngày càng có phạm vi rộng hơn, kể cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bệnh thoái hóa xương khớp là tình trạng suy giảm chức năng của khớp theo thời gian. Bắt đầu quá trình thoái hóa là sự phá hủy các khớp tại các xương trong cơ thể. Sụn khớp (mô đàn hồi) tạo lớp đệm giữa hai xương khi tiếp xúc với nhau, giúp khỏi ma sát vào nhau khi cơ thể vận động. Sụn cũng sẽ mòn đi theo thời gian do quá trình sử dụng khớp, mô đệm bảo vệ giữa các xương sẽ giảm xuống. Bệnh lý thoái hóa sụn khớp, thì hiện tượng này sẽ khiến cho phần xương bên dưới sụn trở lên dày hơn và phát triển rộng ra, tạo nên các mẩu xương nhọn còn được gọi là gai xương.

Các gai xương này khi phát triển tại gần đầu của xương ở các khớp bị ảnh hưởng sẽ gây nên tình trạng tê bì hay đau. Bệnh thoái hóa khớp sẽ nặng hơn, lúc này phần sụn có thể bị vỡ ra khỏi xương và cọ xát vào nhau. Từ đó các dây chằng sẽ bị giãn ra và yếu dần đi.

Thoái hóa khớp là bệnh về xương khớp mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát gây nên với những nguyên nhân thường gặp như:

2.1. Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa xương khớp nguyên phát thường liên quan tới yếu tố tuổi tác. Cụ thể, khi độ tuổi càng cao thì lượng nước ở trong sụn khớp sẽ tăng lên và hàm lượng Protit sẽ giảm xuống và giảm chất lượng của Protit ở trong sụn khớp. Vì vậy, sụn khớp sẽ bị thoái hóa, xuất hiện tình trạng mòn sụn, các vết nứt sụn, bong mảnh sụn và đặc biệt gây mụn sụn. Khi vận động khớp bị tổn thương sụn do thoái hóa sẽ gây nên tình trạng viêm, với triệu chứng sưng nề tràn dịch khớp và đau khớp. Sự ma sát ở hai đầu xương do mất sụn khớp dẫn tới kích thích phát triển mô xương mới và tạo nên các gai xương ở quanh khớp. Khi mất sụn khớp sẽ gây tăng ma sát và dẫn tới đau, hạn chế khả năng vận động.

2.2. Nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát

Thoái hóa khớp thứ phát thường do các nguyên nhân rõ ràng, đó có thể là chấn thương lặp lại ở các khớp, béo phì, bệnh gút, đái tháo đường hay do bất thường ở cấu trúc bẩm sinh hoặc do rối loạn hormone. Khi thừa cân, béo phì sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể lên các khớp và sụn khớp. Cùng với yếu tố tuổi tác, thì béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối. Các tổn thương của thoái hóa khớp thường gặp ở những người làm việc nặng thường xuyên.

Khi các tinh thể trong sụn khớp bị lắng đọng sẽ gây nên tình trạng thoái hóa khớp, nếu là lắng đọng tinh thể urat có thể là do mắc bệnh gút hoặc lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphate gây ra viêm khớp giả gút. Ngoài ra, những người có cấu trúc khớp bất thường bẩm sinh, thường dễ bị tổn thương sụn khớp cũng dễ bị thoái hóa khớp hơn.

3. Các triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp

Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết khi bị thoái hóa khớp từ giai đoạn đến giai đoạn biến chứng bạn cần biết để kịp thời có phương pháp điều trị:

3.1. Tiếng kêu lạo xạo khi co duỗi – dấu hiệu thoái hóa khớp thường gặp

Đây là triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp nhất khi mắc phải chứng bệnh này. Tình trạng khớp sụn bị tổn thương các nhân nhầy sẽ bị giảm sút, dịch trơn trong sụn khớp cũng không thể hoạt động tốt nên sụn khớp bị khô, mỏng. Cho nên, khi do duỗi thì các đầu sụn khớp va chạm vào nhau phát ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo hiện tượng đau.

3.2. Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng

Triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp nữa đó là hiện tượng cứng khớp, nhất là khi buổi sáng mới ngủ dậy. Hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 10 – 30 phút sẽ hiện, thông thường người bệnh sẽ phải ngồi yên một chỗ thực hiện xoa bóp mới hết.

3.3. Người bệnh vận động khớp gặp khó khăn

Vận động khó khăn cũng là dấu hiệu thoái hóa khớp dễ nhận biết. Khi bị thoái hóa khớp, các khớp háng, cổ chân, vai gáy,… sẽ đau khiến việc di chuyển bị đau. Nhiều trường hợp không đi lại bình thường mà phải gập khiễng do các cơn đau hoành hành.

3.4. Đau nhức

Đau nhức là dấu hiệu nhất biết điển hình nhất và dễ nhận ra nhất của bệnh thoái hóa khớp. Các cơn đau này sẽ dữ dội hơn khi người bệnh ngồi xổm, leo cầu thang, thậm chí nhiều người phải tìm chỗ dựa mới có thể đứng dậy hay trụ được.

Đau nhức là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp

3.5. Biến dạng khớp

Biến dạng khớp là triệu chứng thoái hóa khớp nặng nhất và cũng rõ rệt nhất. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, khi để bệnh quá lâu không chữa khiến bệnh trở nặng và gây biến dạng, sưng khớp và teo ổ khớp. Khi khớp bị biến dạng thì các biểu hiện điển hình là lệch trục đầu gối, ngón tay gồ ghề, cong, chân cứng và vẹo,…

Trên đây là các triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp. Bạn cần nhận biết sớm những dấu hiệu này để sớm có biện pháp chữa trị từ đó tránh được những biến chứng khôn lường. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời.

4. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Có nhiều cách chữa thoái hóa khớp, dưới đây là 3 cách phổ biến:

4.1. Điều trị thoái hóa khớp bằng sử dụng thuốc tây

Thuốc tây y được sử dụng nhiều nhất để chữa thoái hóa khớp nhưng đây không phải là cách trị dứt điểm bệnh này. Các thuốc tây y chỉ có thể giảm đau, giảm viêm nhưng khó dứt điểm, nhất là trường hợp thoái hóa đa khớp.

Thuốc tây y có ưu điểm là giảm đau nhanh chóng nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu ngừng thuốc người bệnh sẽ bị đau trở lại, thậm chí là còn nặng hơn lần trước. Ngoài ra, dùng thuốc tây y còn gây một số biến chứng như teo cơ, biến chứng tim mạch, thận, gan, đại tràng,…

Thuốc tây giúp giảm đau nhanh nhưng để lại nhiều tác dụng phụ

4.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu

Ngoài thuốc tây y chữa bệnh thì thoái hóa khớp còn có thể chữa bằng vật lý trị liệu. các bài tập vật lý trị liệu tác động trực tiếp vào hệ cơ, xương từ đó xương khớp được giảm đau và trở nên linh hoạt hơn.

Các bài tập vật lý trị liệu cần được tập luyện theo bài tập của chuyên gia. Người bệnh cần thực sự kiên trì mới mang lại hiệu quả. Nhưng nếu kiên trì được thì đây thực sự là biện pháp mang đến hiệu quả cao, bệnh có khả năng chữa thành công rất lớn và khả năng tái phát thấp.

Một điểm hạn chế của cách chữa thoái hóa khớp này là người bệnh khó có thể thực hiện tập 1 mình được hoặc cũng không tập ở nhà được. Thành vào đó người bệnh cần đến phòng tập chức năng và có sự hướng dẫn của chuyên gia.

4.3. Phẫu thuật

Trong trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả, người bệnh cần áp dụng biện pháp cuối cùng đó là phẫu thuật như cắt – chỉnh trục xương, thay khớp nhân tạo hay mổ nội soi rửa các ổ khớp.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn để được giải đáp.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7