Thoái hóa thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Trong cộng đồng, thoái hóa thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh hiếm gặp. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh lý về cột sống. Đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất mắc bệnh là những người trong và sau độ tuổi lao động. Do đó, việc nắm rõ những hiểu biết cơ bản về bệnh sẽ giúp chúng ta điều trị và phòng ngừa đạt kết quả cao mà an toàn.
Nội dung bài viết
Thoái hóa thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là phần vật chất nằm giữa các đốt sống. Cấu tạo của đĩa đệm cơ bản gồm một lớp vỏ bên ngoài và lớp nhân nhầy bên trong. Vai trò của đĩa đệm là tạo ra sự linh hoạt cho cột sống, đồng thời chịu áp lực đè lên từ cột sống.
Thoái hóa thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp nhân nhầy bị lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên rễ dây thần kinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do sang chấn ngoại lực hoặc do hiện tượng thoái hóa, nứt, rách đĩa đệm. Nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên khắp cột sống.
Nguyên nhân gây thoái hóa thoát vị đĩa đệm
Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra một số những nguyên nhân cơ bản của bệnh lý thoái hóa thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Do làm việc, vận động
Việc lao động, vận động quá sức chịu đựng của cơ thể hoặc làm việc sai tư thế khiến cho các đĩa đệm bị ảnh hưởng xấu. Nó sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị.
- Vấn đề tuổi tác
Khi tuổi ngày càng cao, cơ thể sẽ bị lão hóa về nhiều mặt, trong đó có lão hóa xương khớp.Và hiện tượng thoái hóa thoát vị đĩa đệm là thường thấy nhất ở những người già. Khi đó, các đĩa đệm sẽ rơi vào tình trạng mất nhiều nước, bị thoái hóa xơ cứng.
- Do các chấn thương lên vùng lưng
Những chấn thương do ngoại lực mạnh tại vùng lưng có thể khiến cho đĩa đệm bị xô lệch khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Nếu không được hoặc không kịp thời can thiệp thì có thể dẫn tới tổn thương đĩa đệm và gây thoái hóa thoát vị.
- Bẩm sinh hoặc di truyền
Một số những chứng bệnh bẩm sinh như thoái hóa cột sống bẩm sinh, gù lưng bẩm sinh hoặc di truyền có thể là nguyên nhân gây bệnh đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị.
- Thừa cân, béo phì
Cân nặng quá lớn so với sức chịu đựng cơ bản của xương sống cũng tạo áp lực không tốt cho các đĩa đệm. Do vậy, đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị do tình trạng thừa cân cũng rất thường thấy.
- Do nghề nghiệp
Việc phải thường xuyên lao động chân tay nặng nhọc, sai tư thế làm việc, ngồi lâu trong một tư thế như dân văn phòng… cũng đều có thể khiến mắc phải bệnh lý này.
Triệu chứng của bệnh
Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau.
Đối với thoái hóa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Cột sống lưng với phần đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị sẽ có các triệu chứng như:
- Vùng thắt lưng bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội đột ngột. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức từng cơn khó chịu.
- Đau vùng mông, vùng trước và sau đùi.
- Mu bàn chân có cảm giác tê bì.
- Việc cúi gập lưng xuống hay ưỡn lưng bị hạn chế do các cơn đau và tình trạng cứng cơ, cứng khớp.
- Không thể dễ dàng trở mình khi ngủ hoặc thức dậy. Thường phải nằm bất động một bên mới bớt đau.
- Việc tự chủ tiểu tiện, đại tiện khó kiểm soát hơn.
Đối với thoái hóa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Cột sống cổ với phần đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị sẽ có các triệu chứng như:
- Bệnh nhân cảm thấy đau dọc theo vùng gáy, lan rộng tới bả vai rồi cánh tay. Sau đó, có thể tê dọc theo cánh tay xuống bàn tay.
- Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng không đều. Khi nghiêng đầu, nghiêng cổ, cúi xuống, ngửa đầu lên hay ho và hắt hơi thì sẽ cảm thấy đau hơn.
- Cảm giác và lực ở cơ tay bị giảm sút.
- Các cử động của cổ, vai, cánh tay bị hạn chế.
- Có thể có hiện tượng tức ngực, khó thở.
Cách điều trị thoái hóa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ dựa vào bệnh trạng của bệnh nhân để đưa ra các biện pháp phù hợp. Một số phương pháp sẽ được sử dụng để điều trị bệnh bao gồm:
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Đa số bệnh nhân thoái hóa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu sẽ đều được sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh. Các biện pháp được sử dụng là:
- Biện pháp Chiropractic
Chiropractic là việc thực hiện nắn kéo xương khớp ở vùng lưng nhằm giúp các đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Nó chỉ được sử dụng với các bệnh nhân với phần đĩa đệm cột sống lưng bị thoái hóa thoát vị ở thể nhẹ, cơn đau trong vòng dưới 1 tháng.
- Biện pháp châm cứu
Với những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm thì châm cứu là biện pháp hữu hiệu giúp tình trạng đau lưng và đau cổ được cải thiện.
- Biện pháp Massage
Khi bị đau vùng thắt lưng kinh niên, bệnh nhân sẽ được áp dụng biện pháp massage để hạn chế các cơn đau trong thời gian ngắn hạn.
- Biện pháp tập luyện yoga
Tập luyện những bài tập yoga tốt cho xương khớp, kết hợp với thể dục thể thao và các bài thiền, bài luyện thở…sẽ cải thiện chức năng xương khớp hiệu quả. Các cơn đau kinh niên do chứng thoái hóa thoát vị đĩa đệm sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa thoát vị đĩa đệm mà các bác sĩ thường kê bao gồm:
- Thuốc giảm đau và kháng viêm.
- Thuốc ngăn động kinh.
- Thuốc giãn cơ.
Tùy thuộc vào bệnh trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc với chủng loại, liều lượng, lộ trình khác nhau. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
Điều trị bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được sử ụng thuốc kháng viêm liều cao corticosteroids. Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp tại khu vực quanh dây thần kinh cột sống. Các bệnh nhân bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm ở mức trung bình hoặc nặng sẽ cần sử dụng phương pháp này.
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi rễ dây thần kinh bị chèn ép hoàn toàn, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như khó đại tiểu tiện, mất cảm giác tại hậu môn và cơ quan sinh dục…Lúc này, việc tiến hành phẫu thuật là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.
Phòng ngừa thoái hóa thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh bệnh thoái hóa thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần phải chú ý một số những điểm sau:
- Có tư thế ngồi học, ngồi làm việc đúng
Cần phải điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với bàn làm việc cũng như tầm mắt của mình. Nên ngồi giữ thẳng lưng và để chân ở một góc 90 độ.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe
Nên có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hàng ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Như vậy các cơ, xương và đĩa đệm sẽ được vận động đúng với chức năng của mình.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Cơ thể rất cần một chế độ ăn uống hợp lý với đủ các loại chất dinh dưỡng. Đặc biệt, là đối với hệ xương khớp thì nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu canxi, giàu vitamin, khoáng chất và omega 3.
Ngoài ra, cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như bia rượu, đồ cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Việc nghỉ ngơi đầy đủ không chỉ có lợi cho sức khỏe nói chung mà còn rất hữu ích trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm. Đặc biệt, là những người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này như dân văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, người lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao…
Mong rằng những chia sẻ về thoái hóa thoát vị đĩa đệm trên sẽ hữu ích cho các bạn. Hãy chú ý để có được một sức khỏe xương khớp tốt nhất, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra sau này!
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt