Thoái hóa xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Trong những năm gần đây, các bệnh về xương khớp vốn gặp ở người lớn tuổi đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là thoái hóa xương. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể ngăn ngừa bệnh tật và có cuộc sống khỏe mạnh.

1. Nguyên nhân hình thành bệnh

Thoái hóa xương là quá trình vôi hóa, cốt hóa ở các khớp. Bệnh có thể gây đau đớn, lâu dần dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể gồm hai nhóm sau:

Do tuổi tác

Khi tuổi càng cao, cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng bắt đầu suy yếu. Chúng không còn khả năng tự phục hồi, việc hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng cấu trúc và suy yếu ở hệ xương khớp. Đặc biệt, với những  người lao động nặng, thường xuyên gây áp lực lên hệ xương khớp và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tình trạng bệnh sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn so với mức bình thường.

Sai lệch cấu trúc xương bẩm sinh

Hệ thống xương khớp luôn có mối liên hệ chặt chẽ để quá trình vận động diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ khi hình thành trong bụng mẹ, trẻ đã mất cân bằng cấu trúc xương. Lúc sinh ra, các sụn và đầu xương ma sát nhau khi thực hiện các hoạt động đi lại, cầm nắm,… Theo thời gian, mô sụn bị bào mòn, đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến thoát vị, hệ xương khớp không được bảo vệ. Từ đó, hình thành nên bệnh.

Thoái hóa xương tại các sụn khớp

Chấn thương

Trong hoạt động sống hàng ngày, quá trình sinh hoạt, làm việc không tránh khỏi những chấn thương tạo áp lực lên hệ xương khớp. Các chấn thương này gây suy yếu hoặc phá vỡ sự ổn định của cấu trúc xương. Từ đó, dễ hình thành nên các bệnh về xương khớp.

Do di truyền

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, một phần nhỏ ở cơ thể người bệnh có các gen trội gây thoái hóa xương. Do đó, nếu trong nhà có người mắc bệnh thì khả năng các thế hệ sau cũng dễ bị di truyền.

Hoạt động sống

Chế độ sống không lành mạnh, thường xuyên ăn thức ăn gây béo phì, sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân gây bệnh. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp mà còn gây hậu quả xấu đến tuổi thọ mỗi chúng ta.

Thức ăn nhanh thúc đẩy quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn

2. Dấu hiệu của bệnh

Các khớp bị đau nhức

Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay khi xương bắt đầu bị thoái hóa là các cơn đau âm ỉ tại vùng bị tổn thương. Tần suất và mức độ của cơn đau tăng dần theo thời gian hoặc vào những thời điểm cụ thể trong ngày như: buổi tối, sau khi ngủ dậy,…

Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ nhàng, nhanh chóng kết thúc nhưng càng về sau, cơn đau càng dữ dội, liên tục. Nếu không chữa trị, vào thời điểm giao mùa, thời tiết biến đổi hoặc theo thời gian, bệnh sẽ gây đau đớn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giảm khả năng vận động

Khi quá trình thoái hóa xương diễn ra, cấu trúc xương cũng dần mất ổn định. Từ đó, gây thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, tủy sống,.. Các biến chứng này gây đau đớn, tê cứng, tạo cảm giác châm chích, thậm chí có thể gây liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể,… Dẫn đến việc sinh hoạt, vận động gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp, người bệnh mất khả năng đi lại, cuộc sống phần lớn phụ thuộc vào nhân thân.

Thoái hóa xương gây đau đớn cho người bệnh

Bề mặt da có dầu hiệu đỏ, nóng rát

Những tổn thương tại vị trí thoái hóa có thể gây ảnh hưởng đến các mô mềm do sự chèn ép mạch máu, rễ thần kinh, tủy sống khiến máu không thể lưu thông, chất dinh dưỡng không thể cung cấp cho vị trí trong và sau vùng viêm nhiễm. Từ đó gây ảnh hưởng đến các mô mềm, tạo nên hiện tượng nóng rát, thậm chí là viêm sưng bề mặt da,…

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh

Thoái hóa xương là bệnh nguy hiểm, phát triển nhanh và phức tạp theo thời gian. Bệnh khiến các khớp xương bị mài mòn, lão hóa. Để thực hiện cơ chế tự bảo vệ mình và lấp đầy khoảng trống bị thiếu hụt, các gai xương hình thành. Lâu dần, các gai xương gây đau nhức, châm chích.

Theo thời gian, gai xương dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống cũng như quá trình làm việc. Trong một số trường hợp, nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây liệt toàn thân hoặc ung thư xương dẫn đến tử vong.

4. Phương pháp điều trị

Người mắc bệnh này thường dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Mục đích của việc điều trị là hạn chế việc đau nhức, giảm các gai xương và phục hồi hệ xương khớp cũng như làm chậm quá trình lão hóa để duy trì hoạt động xương khớp.

Tùy theo từng trường hợp và mức độ nguy hiểm của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị không xâm lấn

Sử dụng thuốc

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh, gồm ba nhóm chính sau.

Thuốc giảm đau

Thông thường, thuốc giảm đau chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, dùng để giảm nhanh các cơn đau, dịu cảm giác tê cứng, chấm chích. Phương pháp này không có khả năng điều trị dứt điểm và tác dụng phụ cao. Vậy nên, không được tự ý sử dụng mà phải tuân thủ quy định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Các dạng của thuốc giảm đau hiện nay là viên uống, bôi ngoài da hoặc miếng dán.

Thuốc Đông y, thuốc Nam

Đây là sự kết hợp của các vị thảo mộc tự nhiên như: lá dền gai, hạt đu đủ, vỏ cây liễu,… dùng để sắc uống hoặc đắp trực tiếp lên vị trí đau. Phương pháp này thường lành tính, tuy nhiên đòi hỏi tính kiên trì do thời hạn điều trị lâu dài.

Việc sử dụng các vị thuốc trên có tác dụng giúp lưu thông mạch máu, bào mòn gai xương, cung cấp dưỡng chất, làm chậm quá trình lão hóa của xương,…

Chữa trị bệnh bằng phương pháp Đông y thường an toàn, lành tính
Thuốc đặc trị

Hiện nay, bằng sự phát triển của khoa học và ngành y học đã cho ra đời nhiều thuốc đặc trị cho xương khớp như: Jex max, Habelric, Bone,…

Các dạng thuốc này có tác dụng trực tiếp lên vị trí tổn thương, cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ chức năng phục hồi, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

Chế độ ăn uống, luyện tập

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho các khớp xương kết hợp luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn sẽ góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm, nhanh chóng.

Điều trị xâm lấn

Tiêm khớp xương

Một số thuốc như: hyaluronic acid, huyết tương giàu tiểu cầu,… thường được dùng để tiêm vào vị trí tổn thương để giảm các cơn đau nhức và hỗ trợ chức năng vận động được linh hoạt hơn.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, việc thoái hóa xương diễn ra nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Phẫu thuật nhằm loại bỏ gai xương, chỉnh hình ổn định cấu trúc xương hoặc phẫu thuật thay thế khớp,… Việc này giúp hệ xương khớp sớm ổn định ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này chi phí điều trị cao, có khả năng tái phát. Do đó, nên sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Sức khỏe tốt luôn là mong muốn của mọi nhà. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Thoái hóa xương khó điều trị dứt điểm nhưng có thể ngăn ngừa. Mỗi cá nhân cần điều chỉnh thói quen sống khoa học, biết lắng nghe cơ thể để luôn bảo đảm một hệ xương khớp khỏe mạnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7