Thoát vị đĩa đệm bệnh học – Những kiến thức y khoa không thể bỏ qua
Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay, xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng đang dần trở nên trẻ hóa do những thói quen làm việc, sinh hoạt không lành mạnh ở người trẻ tuổi. Trong bài viết này, những thông tin về thoát vị đĩa đệm bệnh học, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng sẽ được chúng tôi chia sẻ.
Nội dung bài viết
1. Như thế nào là thoát vị đĩa đệm?
Muốn hiểu rõ thoát vị đĩa đệm là gì, trước tiên hãy cùng tìm hiểu định nghĩa đĩa đệm. Đó là một bộ phận của cột sống, nằm giữa các đốt sống. Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm một lớp bao xơ bên ngoài (vỏ sợi) và chính giữa có nhân nhầy. Nhiệm vụ của những chiếc đĩa đệm này là chịu áp lực từ trọng lượng và những hoạt động của cơ thể lên cột sống, đồng thời phần nhân nhầy bên trong sẽ giúp cột sống vận động linh hoạt và dẻo dai hơn.
Thuật ngữ thoát vị đĩa đệm dùng để chỉ tình trạng nhân nhầy bên trong bị thoát ra khỏi phần bao xơ bọc ở bên ngoài, lệch khỏi vị trí mặc định ban đầu. Các nhân nhầy thoát khỏi bao xơ tràn ngoài, do không gia trong ống sống hạn hẹp nên sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh làm xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội.
Tất cả các vị trí trên cột sống đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, ở cột sống lưng và cổ là những vùng phổ biến dễ bị thoát vị nhất. Các triệu chứng cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào từng đoạn cột sống bị lệch đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao nhất bao gồm những người lao động chân tay nặng nhọc trong thời gian dài; người béo phì, thừa cân; người lớn tuổi; gia đình có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
2. Những triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm bệnh học
Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có sự thay đổi qua từng giai đoạn và tùy thuộc vào các vị trí khác nhau. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tường xuất hiện những biểu hiện sau đây.
Đau nhức:
Người bệnh thường phải đối mặt với những cơn đau thắt ở vùng lưng, cổ, vai gáy. Các cơn đau có xu hướng lan rộng ra vùng xung quanh, dọc theo sống lưng và lan xuống các chi. Khi người bệnh được nghỉ ngơi cơn đau sẽ thuyên giảm, khi đi lại hoặc cử động mạnh như ho, hắt hơi, cười lớn,… sẽ trở nên đau dữ dội hơn. Bình thường chỉ đau âm ỉ, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cảm giác nhức mỏi, bỏng rát giống như bị kim châm.
Tay chân bị tê bì:
Vì không gian trong ống sống có hạn cho nên khi nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài có thể chèn lên các rễ thần kinh. Điều này sẽ gây ra những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, vùng cổ rồi dần dần lan xuống mông, bẹn, đùi và hai chân. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ, các cơn đau lan ra bả vai, gây nhức mỏi cánh tay. Cuối cùng là khiến cho cánh tay, chân và các ngón bị tê cứng bì.
Do các cơn đau dữ dội và lan rộng cho nên lực cơ tay, chân bị giảm sút đáng kể. Không còn linh hoạt, mềm dẻo và gặp khó khăn trong vận động.
Rối loạn đại tiện, tiểu tiện:
Đây là hiện tượng xảy ra khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Khi nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây ra rối loạn cảm giác co thắt khiến người bệnh không thể tự kiểm soát được việc đại, tiểu tiện của mình.
Đau thần kinh tọa:
Nếu như để bệnh tự phát triển theo tự nhiên, không có bất kỳ sự can thiệp y học nào dần dần sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là những cơn đau quằn quại dọc từ vùng lưng xuống chân.
Dấu hiệu khác:
Ngoài những triệu chứng trên, tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thoát vị đĩa đệm bệnh học cũng ẩn chứa một số dấu hiệu khác. Bệnh nhân có khả năng bị teo cơ, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, sụt cân trầm trọng và có thể sốt nhẹ. Bệnh để lâu không chữa trị sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm gây nhiều bất lợi cho sức khỏe sau này.
3. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm bệnh học
Có nhiều lý do khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm. Cơ chế chủ yếu là do những tác động có sức ép lớn làm cho đĩa đệm bị rách hoặc đứt khiến nhân nhầy bên trong có cơ hội thoát ra ngoài. Những nguyên nhân cơ bản bao gồm:
- Chấn thương: Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất, cần nhắc đến đầu tiên. Chấn thương do tai nạn, trong lao động, chơi thể thao khiến xương khớp bị tổn thương nặng dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm. Ngoài ra, tư thế khi vận động, làm việc, nằm ngủ,… cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
- Làm việc quá sức, đặc thù công việc thường xuyên phải mang vác nặng tạo một lực tác động lớn lên cơ thể. Lúc đó, cột sống sẽ bị hư hại dẫn đến đĩa đệm bị ảnh hưởng làm cho lớp bao xơ bị rách hoặc đứt, nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí cố định.
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể khiến xương khớp yếu đi, đĩa đệm bị tổn thương. Khi đó, lớp sụn bọc bên ngoài bị xơ hóa khiến phần nhân nhầy bị khô, tính đàn hồi bị giảm sút và dễ dàng thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức.
- Tiền sử bệnh lý xương khớp: Khi xương khớp bị thoái hóa hoặc tổn thương từ trước do những bệnh lý khác. Tình trạng cột sống bị thoái hóa hay yếu đi sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
- Béo phì – thừa cân: Ở những người mắc bệnh béo phì, do trọng lượng cơ thể quá cỡ sẽ tác động một lực lớn lên cột sống, khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng, có thể làm rách bao xơ, vỡ lớp sụn gây ra thoát vị.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn do di truyền hoặc dị tật bẩm sinh. Những người có tiền sử gia đình có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc dị tật xương khớp bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
4. Cách làm giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, muốn làm giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm cần có những biện pháp về chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp và tăng cường sức đề kháng.
- Chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, nên bổ sung nhiều chất Canxi, Magie, Kali,… có nguồn gốc từ tự nhiên và một số loại hải sản để xương chắc khỏe hơn.
- Lưu ý tiếp theo chính là thường xuyên tập thể dục, tăng cường độ dần dần từ những bài tập nhẹ nhàng cho đến những môn thể thao cần sức mạnh. Nên có chế độ luyện tập vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Vì chúng có khả năng làm biến đổi một số chất khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
- Cần chú ý đến tư thế khi làm việc, chơi thể thao, ngồi học,… và không nên làm việc quá sức, nặng nhọc trong khoảng thời gian dài liên tục.
Không những thế, sản phẩm này còn giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp các thành phần tái tạo xương khớp, tăng cường vận chuyển Canxi đến các mô xương. Một lý do nữa để chứng minh bạn nên sử dụng sản phẩm này chính là công dụng giảm đau an toàn, không chứa kháng sinh giảm đau nên sẽ không gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày. Đây thực sự là sự lựa chọn đúng đắn cho những người bị thoát vị đĩa đệm và có nguy cơ mắc bệnh.
Thuật ngữ thoát vị đĩa đệm bệnh học rất quen thuộc vì đây là một dạng bệnh xương khớp rất phổ biến. Tuy nhiên, bệnh gây ra bởi những nguyên nhân gì, có những triệu chứng như thế nào thì không phải là điều ai cũng biết. Trên đây là những thông tin chi tiết về thoát vị đĩa đệm bệnh học. Chúng tôi hy vọng bài viết thực sự hữu ích đối với bạn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt