Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh không nên xem thường
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Một trong những mối nguy hiểm của căn bệnh này là nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài và gây chèn ép dây thần kinh, khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân phải đối diện với các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, bại liệt… Chính vì vậy, với căn bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, bệnh nhân cần phải thận trọng, không nên xem thường.
Nội dung bài viết
1. Biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá nguy hiểm. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức lan khắp cơ thể. Tùy thuộc vào từng vị trí thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân sẽ gặp phải như những vị trí đau khác nhau.
Hầu hết những cơn đau xuất hiện tại một số vị trí như cổ, thắt lưng là do nhân nhầy của đĩa đệm chèn dây thần kinh. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm với một số căn bệnh khác. Điều này gây ra hậu quả dây thần kinh cột sống bị chèn ép quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, bệnh nhân cần phải biết.
1.1 Cơn đau nhức diễn ra thường xuyên
Thông thường, con người sẽ có 24 cột sống dọc từ cổ xuống phần thắt lưng. Tuy nhiên, khi phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu diễn ra thường xuyên. Nhất là những lúc sáng ngủ dậy hoặc thời tiết trở lạnh, cơn đau càng dữ dội hơn. Bệnh nhân phải tiến hành xoa bóp mới làm giảm được các triệu chứng đau nhức.
Bên cạnh đó, cơn đau sẽ lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau, nhiều khi bệnh nhân cũng có có thể cảm nhận chính xác được tình trạng đau nhức xuất hiện ở vị trí nào. Ngoài ra, người bệnh cứng các đốt sống lưng, không thể đứng thẳng hoặc xoay người. Nếu bệnh nhân vẫn cố tình thực hiện, cơn đau sẽ diễn ra dữ dội hơn.
1.2. Cơ thể suy nhược
Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể của người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng. Những cơn đau dữ dội, xuất hiện với tần suất liên tục, khiến bệnh nhân không thể ngủ được, đến cả việc vận động cơ thể trên giường cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tình trạng đau lưng kéo dài, khiến tâm lý của người bệnh vô cùng lo lắng, càng khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể.
1.3. Rối loạn cảm giác, tê bì chân tay
Một khi đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra cơn đau kéo dài. Song song với đó, bệnh nhân bị mất cảm giác hoàn toàn ở tay và chân. Tình trạng tê bì chân tay liên tục diễn ra, khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Bên cạnh đó, các dây thần kinh cảm giác trở nên bị rối loạn, người bệnh không còn khả năng cảm nhận. Chính điều này dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
1.4. Teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động
Với tình trạng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh trong một thời gian dài, không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra biến chứng teo cơ, liệt cơ. Phần cơ tay và chân bị ảnh hưởng trở nên yếu dần và teo nhỏ lại. Một số trường hợp, người bệnh còn bị mất khả năng vận động, không thể đi đứng và di chuyển được do dây thần kinh cột sống đã bị tê liệt.
1.5. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể khiến bạn tàn phế suốt đời
Tàn phế là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Lúc này, các dây thần kinh tay, chân trở nên bị tê liệt, không hoạt động, khiến cho các cơ khớp của người bệnh bị cứng dần. Mặt khác, vì dây thần kinh bị chèn ép nên lượng máu ở các vùng này không thể lưu thông. Tất cả những yếu tố trên đã khiến bệnh nhân bị bại liệt, bắt buộc phải sử dụng các vật dụng hỗ trợ vận động.
2. Những lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì trong quá trình điều trị người bệnh cùng cần hết sức lưu ý một số những vấn đề sau:
- Tránh việc vận động nhiều và nặng: Khi xuất hiện những cơn đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra thì người bệnh cần nên hạn chế những vận động. Các hoạt động xuất hiện liên tục ở khu vực bị tổn thương sẽ khiến cho tình trạng chèn ép dây thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chế độ ăn uống hằng ngày: Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ, protein, omega – 3… Nên hạn sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho xương khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc kiểm soát cân nặng là rất cần thiết trong thường hợp người bệnh mắc phải các vấn đề liên quan đến thoái hóa, thoát vị. Tăng cân quá nhanh sẽ khiến tạo nên sức ép cho hệ xương, điều này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Tập luyện thể thao: Những cơn đau nhức xuất hiện khiến người bệnh nghĩ không nên vận động, điều này là suy nghĩ sai lầm vì khi không vận động trong thời gian dài sẽ khiến cho máu khó khăn trong việc lưu thông đến các cơ dẫn tới tình trạng teo cơ. Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể tăng khả năng tuần hoàn máu, tăng khả năng phục hồi cho đĩa đệm.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Việc nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần thiết, khi xuất hiện những cơn đau, người bệnh cần được nghỉ ngơi để giúp cho vùng cột sống được thư giãn, tránh tổn thương và làm giảm chèn ép dây thần kinh hiệu quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt