Thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào – đâu là phương pháp mới nhất?
Bên cạnh việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sinh hoạt và hiệu suất công việc, bệnh thoát vị đĩa đệm còn khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và suy nhược. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào?
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm – căn bệnh gây khó khăn trong sinh hoạt
Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào? thì đầu tiên bạn phải hiểu những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm.
Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cột sống với vai trò chính là phân tán áp lực, đồng thời giúp cơ thể vận động uyển chuyển và nhịp nhàng hơn.
Bao xơ đĩa đệm có chức năng là bao xung quanh để bảo vệ nhân nhầy bên trong, từ đó giúp ổn định cấu trúc của cột sống và giảm thiểu lực từ trọng lượng của cơ thể.
Nhân nhầy không có màu, có tính ngậm nước cao, vì thế mà giúp đĩa đệm trở nên chịu lực được và đàn hồi tốt hơn. Tuy nhiên theo nhiều yếu tố như thời gian thì nhân nhầy bị mất nước dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị phồng và thoái hoá.
Theo thời gian, bao xơ đĩa đệm bao quanh nhân nhầy bị rách, tổn thương làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi vị trí bình thường gây ra sự chèn ép lên rễ thần kinh, cột sống.
2. Thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào thì hiệu quả?
Vì bệnh thường đi kèm với quá trình thoái hoá nên cách điều trị bệnh thoát vi đĩa đệm cũng còn rất nhiều hạn chế. Thắc mắc của nhiều người rằng “thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào?” thì đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp bảo tồn như sử dụng thuốc, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu cùng với việc thay đổi lối sống và sinh hoạt.
Tuy vậy với những trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cho bệnh nhân.
2.1. Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc
2.1.1. Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định khi đĩa đệm xuất hiện tình trạng lồi, phồng và bao xơ chưa bị rách, cùng với những triệu chứng gây chèn ép rễ thần kinh ở mức nhẹ.
Mục đích chính của phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được cơn đau nhức, cơ thể mệt mỏi cùng với việc giúp ổn định cấu trúc cột sống.
Chế độ nghỉ ngơi mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên áp dụng:
- Không nên nằm trên ghế hoặc võng.
- Nằm giường phẳng, nằm ngửa và kê gối thấp.
- Tránh việc lao động quá sức, không mang vác sai nặng và sai tư thế.
2.1.2. Sử dụng thuốc
Kết hợp với việc dùng thuốc để giảm cơn và những triệu chứng khác của bệnh. Những loại thuốc thường sẽ được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc giảm đau và chống viêm: ví dụ Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc giảm đau thần kinh: với những trường hợp người bệnh đau do bị chèn ép thần kinh, sẽ được kê thuốc Pregabalin và Gabapentin.
- Thuốc giãn cơ: Được kê trong trường hợp cơ bị co cứng quá mức.
- Tiêm corticoid: Có tác dụng chống viêm mạnh người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm và đau nhức. Tuy nhiên chỉ được tiêm khi đau nhiều.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: thuốc này chứa các hợp chất tổng hợp (Glucosamine, Chondroitin và MSM) với tác dụng chính là tăng độ dẻo dai, hỗ trợ phục hồi mô sụn và làm chậm quá trình thoái hoá.
2.2. Vật lý trị liệu
Việc sử dụng vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh hạn chế được việc dùng thuốc nhiều, cải thiện và phục hồi khả năng vận động nhanh hơn.
Các biện pháp vật lý trị liệu như là:
- Bài tập trị liệu: mục đích chính của các bài tập trị liệu là giúp cải thiện và phục hồi khả năng vận động, bên cạnh đó tăng độ đàn hồi cho cột sống và đĩa đệm.
- Massage trị liệu: là các kỹ thuật như xoa bóp, tác động từ nhiệt, bấm huyệt hay laser,… giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau.
- Sử dụng nẹp cổ và đai lưng: việc mang nẹp cổ và đai lưng sẽ giúp ổn định cấu trúc cột sống, giảm thiểu áp lực chèn ép lên dây thần kinh, cột sống. Ngoài ra, đeo nẹp cổ và đai lưng khi vận động còn giúp người bệnh hạn chế được cơn đau khi vận động, sinh hoạt.
- Cấy chỉ: Sử dụng chỉ tự tiêu để gây ảnh hưởng lên huyệt vị và giúp phục hồi tổn thương và giảm đau.
Những biện pháp vật lý trị liệu thông thường đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì mới có hiệu quả, chứ không có tác dụng liền như sử dụng thuốc. Tuy nhiên thì hiệu quả mà nó đem lại cho người bệnh rất rõ rệt và lâu dài.
2.3. Các phương pháp bảo tồn khác
Bệnh thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào? Câu trả lời là đối với người bệnh đang ở giai đoạn đầu, sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn như tế bào gốc, laser và sóng radio.
- Sử dụng tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm: từ mô mỡ của vùng bụng dưới của người bệnh, bác sĩ sử dụng tế bào gốc ở vị trí này. Tiếp đến sẽ chiết tách tạo thành tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu. Sau đó, lấy máu của bệnh nhân để tách lấy huyết tương, cuối cùng là tiêm vào đĩa đệm phần bị thoát vị để phục hồi khả năng.
- Giảm áp đĩa đệm bằng laser: Sử dụng tia laser để đốt lượng nhân nhầy nhỏ để giảm áp lực, hạn chế được nguy cơ bao xơ bị rách và nứt.
- Dùng sóng radio để điều trị thoát vị đĩa đệm: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng sóng radio để đưa nhân nhầy bị chệch khỏi vị trí về lại vị trí ban đầu, từ đó giảm sức ép lên rễ thần kinh, ổn định cấu trúc cột sống.
2.4. Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào khi các phương pháp bảo tồn ở trên không đem lại hiệu quả? Thì câu lời sẽ là phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu như tình trạng của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng, bao xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy chệch hoàn toàn với vị trí ban đầu, cùng với các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Những kỹ thuật ngoại khoa có thể được bác sĩ chỉ định tuỳ vào mức độ nghiêm trọng như:
- Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo.
- Thực hiện phẫu thuật quan trọng đó là cắt gai xương và chỉnh hình cột sống.
- Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm di trú.
Những can thiệp ngoại khoa sẽ giúp loại bỏ nhân nhầy đang bị thoát vị, tăng khả năng vận động, giảm áp lực lên rễ thần kinh.
Tuy phương pháp phẫu thuật được cho rằng là có hiệu quả rõ rệt hơn hẳn so với các phương pháp bảo tồn nhưng đôi khi vẫn tiềm ẩn những biến chứng và rủi ro.
Câu hỏi thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào? đã được trả lời cụ thể trong bài viết. Như vậy có thể nhận thấy rằng, mỗi phương pháp để điều trị bệnh đều có những đặc điểm riêng. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt