Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

1. Có nên phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm không?

Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này giúp lấy đi nhanh chóng phần nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí, loại bỏ nó, hoặc đưa nhân nhầy về vị trí cũ nếu có thể. Nhờ thế, khắc phục được tình huống rễ thần kinh cột sống bị chèn ép, giảm đau nhanh.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là mối quan tâm của nhiều người

Như vậy về bản chất, phẫu thuật đĩa đệm là kỹ thuật mang tính chất loại bỏ nhân nhầy thoát vị một cách cơ học, không có tác dụng kích thích cơ thể tự phục hồi. Đây chính là đặc điểm thể hiện ưu – nhược điểm đầy đủ của biện pháp này khiến chúng ta đôi khi phải băn khoăn thực sự về việc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không.

Thực tế, để trả lời được câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên mổ không chúng ta cần phân tích theo từng tình huống mới đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

1.1. Trường hợp được bác sỹ chỉ định

Trong điều trị, việc tôn trọng chỉ định của bác sỹ là yếu tố bắt buộc đối với bệnh nhân. Và chúng ta mặc định rằng chỉ định phẫu thuật của bác sỹ là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá  và phán đoán điều trị chính xác. Cho nên, khi bác sỹ chỉ định phẫu thuật đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã ở mức cần phải tiến hành phẫu thuật.

Đó là khi các biện pháp trị liệu khác không đem lại tác dụng mong muốn. Bệnh nhân vẫn phải chịu đựng cơn đau đớn khó chịu và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn tăng cấp độ. Việc phẫu thuật lúc này là cách duy nhất có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau nhờ loại bỏ được sự chèn ép của nhân nhầy bị thoát vị.

Khi đó, việc phẫu thuật nên sớm được tiến hành và nếu phẫu thuật chỉ cần can thiệp tới mức tối thiểu để bảo tồn tối đa các cấu trúc giải phẫu và chức năng cột sống của bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, người bệnh kết hợp trị liệu, luyện tập hoặc áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác để phục hồi chức năng cho hệ thống xương và sụn khớp – đĩa đệm.

1.2. Trường hợp được lựa chọn phương pháp điều trị

Đây là trường hợp mà cả bác sỹ và bệnh nhân đều cần cân nhắc, đặc biệt khi bác sỹ chưa thật sự chắc chắn với những phán đoán và phân tích của mình.

Việc phẫu thuật chỉ nên áp dụng khi bác sỹ đã chắc chắn rằng “không còn cách nào khác” khả dĩ hơn. Nhưng nếu còn cơ hội ở những biện pháp điều trị khác thì nên xem lại, không nên vì cơn đau dữ dội hành hạ mà phẫu thuật chỉ để giải quyết cơn đau tạm thời bởi vì các lý do sau đây:

  • Chỉ có khoảng 10% bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm là được chỉ định phẫu thuật (số liệu tại khoa phẫu thuật cột sống, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức)
  • Vẫn tồn tại hội chứng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, tức là vẫn có bệnh nhân sau ca phẫu thuật, cơn đau vẫn tiếp tục trở lại và việc phẫu thuật nhiều lần trong thời gian ngắn vẫn không cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể.
  • Nguyên nhân sâu xa khiến đĩa đệm thoái hóa và dẫn tới thoát vị đĩa đệm chỉ do bản thân đĩa đệm khoảng 30%. Còn lại căn nguyên 70% là bởi đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực từ các đốt sống, từ các khối cơ bắp xung quanh khiến đĩa đệm bị bó chặt, bị tác động tiêu cực trong thời gian dài. Vì thế phẫu thuật tác động đến đĩa đệm giống như chỉ giải quyết được 3 phần nổi của tảng băng, 7 phần cốt lõi còn lại của tảng băng lại không được xử lý. Đó là lý do khiến cho việc phẫu thuật dù xử lý được vấn đề nhân nhầy đĩa đệm thoát vị nhưng cảm giác đau vẫn không giải quyết được.
  • Ngay cả khi phẫu thuật thành công thì các bác sỹ chuyên khoa giải phẫu thần kinh cũng không đánh giá đó là các phẫu thuật chữa bệnh khỏi 100% tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Không phải bác sỹ nào cũng cẩn trọng với quyết định chẩn đoán của mình nên việc phẫu thuật ngay cả khi được chỉ định cũng không hoàn toàn đúng tuyệt đối
  • Theo thống kê, chỉ có khoảng 26% bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể trở lại làm việc bình thường sau mổ. Nhưng với nhóm bệnh nhân không phẫu thuật mà trị liệu chức năng thì con số này được thống kê lên tới 67%.

2. Lưu ý gì khi phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm?

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ tất cả những thắc mắc về bệnh
  • Phải trả lời được chính xác câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, lợi – hại như thế nào
  • Chúng ta cần chắc chắn rằng không còn biện pháp nào khác giúp bạn điều trị bệnh và khắc chế cơn đau. Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng để bạn thử.
  • Chỉ thực hiện sau khi đã trải qua đầy đủ các thăm khám, xét nghiệm, chụp phim.
  • Chỉ thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện uy tín, có chuyên khoa phẫu thuật cơ xương khớp, thần kinh có năng lực mạnh với bác sỹ giỏi và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn này.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7