Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị và phòng bệnh ra sao?
Bản thân người bị thoát vị đĩa đệm là những người đầu tiên lo lắng không biết thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Và theo các chuyên gia thì trong thời gian ngắn đầu, bệnh sẽ không quá nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Thế nhưng, bệnh sẽ tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt cũng như làm việc hàng ngày của người bệnh. Cùng bài viết sau tìm hiểu kỹ mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm ở một hoặc một số vị trí từ xương cổ xuống đến xương cột sống bị lệch ra khỏi vị trí nguyên bản của nó. Chúng sẽ khiến cho các dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép, gây nên đau đớn và các biến chứng khác cho cơ thể người bệnh.
Theo thống kê y tế thì tại Việt Nam, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này- đây là một tỉ lệ khá cao và đáng báo động. Nếu như trước kia, bệnh thường chỉ gặp ở những người trung niên thì hiện nay, ngay cả những thanh niên cũng có khả năng bị bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 30 tuổi trở lên. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp mắc bệnh khi chỉ mới ngoài 20 tuổi.
Nguyên nhân của xu hướng ngày một trẻ hóa bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như ngồi làm việc, học tập sai tư thế, chủ quan trong việc bê vác vật nặng… Chính những thói quen này khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và dẫn đến tình trạng thoát vị, gây đau đớn cho người bệnh.
Nếu như bệnh ở thể nhẹ và kịp thời có các biện pháp chữa trị, thay đổi lối sống, thói quen tích cực thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng sẽ được hạn chế. Và câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không sẽ không còn là nỗi lo của người bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan với các triệu chứng của bệnh, không thăm khám và điều trị kịp thời, những diến tiến của bệnh có thể sẽ rất khó lường.
2. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không thể hiện ở các biến chứng
Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời đã được các chuyên gia thống kê cụ thể như sau:
2.1. Tình trạng đau đớn và khó khăn trong vận động
Các rễ dây thần kinh bị chèn ép bởi các đĩa đệm bị thoát vị sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Các cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh. Hoặc khi người bệnh vận động với một số thao tác liên quan tới vùng bị thoái hóa thì sẽ bị đau nhiều hơn.
Với các cơn đau này, việc sinh hoạt, làm việc của bệnh nhân sẽ bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn khiến cho việc vận động bình thường không thể diễn ra thuận lợi.
2.2. Các dây thần kinh liên quan bị tác động
Các dây thần kinh chạy dọc theo vùng cột sống chi phối rất nhiều bộ phận của cơ thể. Khi chúng bị tác động và gây tổn thương bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm, các bộ phận khác có thể bị ảnh hưởng theo. Ví dụ các vùng cơ như tay, chân, mông… cũng bị đau và hạn chế vận động.
2.3. Hiện tượng tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát
Cơ tròn cũng dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Đó là nguyên nhân vì sao mà các bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm thường có triệu chứng mất kiểm soát trong vấn đề đại tiện, tiểu tiện.
Ban đầu, người bệnh chỉ bị cảm giác bí tiểu. Về sau, hiện tượng nước tiểu chảy thụ động (hay còn gọi là bệnh đái dầm) sẽ xảy ra khi bệnh trạng ngày một nặng hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự với hoạt động đại tiện của hệ tiêu hóa.
2.4. Vấn đề rối loạn cảm giác
Khi mắc bệnh, hiện tượng tê bì tay chân và rối loạn cảm giác là một số các biến chứng thường thấy. Hiện tượng rối loạn cảm giác sẽ diễn ra ở vùng da tương đương với khu vực các rễ dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi các đĩa đệm. Tại đây, có thể sẽ có những cảm giác nóng, lạnh thất thường hoặc không có cảm giác gì, kể cả khi bị tác động mạnh.
2.5. Tình huống đau khập khễnh cách hồi
Mô tả của biến chứng này như sau: bệnh nhân không thể liên tục di chuyển một cách thuận lợi mà cứ đi được một đoạn lại phải dừng để nghỉ. Nguyên nhân là các dây thần kinh bị tổn thương khiến cho vận động của cơ thể bị rối loạn. Người bệnh sẽ không làm chủ được cơ thể của mình trong khía cạnh di chuyển liên tục.
2.6. Biến chứng teo cơ chi
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không được thể hiện ở biến chứng teo cơ chi. Khi các mạch máu bị chèn ép thái quá bởi các đĩa đệm bị lệch, máu sẽ không thể lưu thông đến các cơ chi. Chúng sẽ dần bị teo lại do thiếu nguồn dinh dưỡng và oxy cần thiết để hoạt động. Vì vậy, người bệnh sẽ bị mất khả năng sinh hoạt và lao động bình thường.
2.7. Nguy cơ tàn phế
Với trường hợp bị biến chứng nặng từ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể sẽ bị liệt và phải nằm một chỗ cở đời. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất từ căn bệnh này.
3. Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Các chuyên gia sẽ sử dụng một hoặc một số biện pháp sau để điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:
3.1. Phương pháp điều trị không sử dụng thuốc
Với việc điều trị không sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được:
- Tiến hành nắn kéo xương khớp.
- Thực hiện châm cứu.
- Áp dụng các bài massage.
- Tập luyện yoga.
Những phương thức này áp dụng cho các bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn đầu. Khi mà các triệu chứng và tình trạng tổn thương của bệnh còn ở thể nhẹ.
3.2. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc sẽ được kê đơn để điều trị bệnh bao gồm:
- Dòng thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Thuốc chống động kinh.
- Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ.
3.3. Biện pháp tiêm ngoài màng cứng
Bệnh nhân sẽ được tiêm trực tiếp thuốc kháng viêm liều mạnh vào vùng thoát vị. Từ đó, giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm và đau cho bệnh nhân.
3.4. Biện pháp ngoại khoa
Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, các bác sĩ sẽ xem xét vấn đề áp dụng các biện pháp ngoại khoa. Với biện pháp này, bệnh nhân có thể sẽ phải mổ để loại bỏ phần đĩa đệm nhô ra hoặc toàn bộ đĩa đệm để giảm thiểu các triệu chứng và nguy cơ của bệnh.
4. Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, các chuyên gia khuyên rằng:
- Nên chú ý tư thế làm việc, học tập của bản thân. Ngồi đúng cách, làm đúng tư thế, sao cho các đĩa đệm ít có nguy cơ bị tổn thương nhất.
- Hạn chế tối đa việc bê vác các vật nặng vượt quá sức chịu đựng của hệ xương sống.
- Thường xuyên có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, thích hợp cho việc làm thư giãn và phục hồi hệ xương khớp. Đặc biệt, là xương cột sống.
- Kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Ăn thêm nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D để giúp hệ xương khớp luôn được chắc khỏe và phục hồi nhanh chóng.
- Ngay khi có các biểu hiện liên quan đến bệnh xương khớp, cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được phần nào thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả? Chúc các bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt