Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, hậu quả là gì?
Thoát vị đĩa đệm gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Bệnh gây ra những ảnh hưởng và biến chứng gì cho bệnh nhân?
Nội dung bài viết
1. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Trước đây, thoát vị đĩa đệm thường gặp ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên. Dù vậy, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm người trong độ tuổi lao động.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó tránh ở người già
Theo một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra các nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:
Người cao tuổi
Đây là nhóm đối tượng không thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Sau độ tuổi 30, đĩa đệm của cơ thể sẽ mất đi độ mềm mại, nhân nhầy khô và teo dần, sụn xơ hóa và mất đi tính đàn hồi. Không chỉ mắc thoát vị đĩa đệm mà người lớn tuổi còn gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến bệnh lý xương khớp khác. Tùy vào sức khỏe mỗi người mà thoát vị có thể xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nếu có chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thích hợp sẽ giúp ích cho việc đẩy lùi thoát vị đĩa đệm.
Người làm việc nặng nhọc
Những đối tượng lao động phổ thông thường xuyên làm những công việc nặng nhọc như khuân vác hoặc tư thế làm việc tác động nhiều đến cột sống rất dễ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Khi chịu tác động, đĩa đệm phải làm việc vất vả liên tục rất dễ bị tổn thương làm cho các nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh dẫn đến thoát vị.
Người ngồi hay đứng sai tư thế quá lâu
Do đặc tính của công việc như nhân viên văn phòng, kế toán, học sinh, sinh viên ngồi học, tài xế, thợ may,… phải ngồi quá lâu ở một tư thế sẽ khiến lực dồn nén lên đĩa đệm nhiều dẫn đến thoát vị. Các tư thế như ngồi trên sàn nhà, ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm quá lâu đều làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, những người như giáo viên, lễ tân, phụ nữ phải mang giày cao gót thường xuyên cũng là yếu tố dẫn đến thoát vị xảy ra.
Ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế cố định có thể khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm
Người có thói quen sinh hoạt không khoa học
- Người hay có các thói quen như kê cao đầu khi ngủ, mang nặng một bên rất dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ.
- Các thói quen ăn uống giàu chất béo, hạn chế xơ, thường xuyên sử dụng bia rượu, thức uống có cồn, nước ngọt, hút thuốc lá đều gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và đẩy nhanh quá trình phá hủy xương, sụn.
Béo phì
Người bị bệnh béo phì được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm. Khi bị thừa cân, trọng lượng cơ thể dồn lên cột sống dẫn đến lực tác động quá tải, đĩa đệm thoát vị khiến nhân nhầy giải phóng ra khỏi bao xơ. Đồng thời, lượng chất béo trong cơ thể sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi và các chất nuôi dưỡng xương kém khiến xương nhanh chóng bị thoái hóa.
Người bị chấn thương cột sống
Các chấn thương cột sống do tai nạn là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn bị chấn thương hay có sự can thiệp phẫu thuật cột sống thì có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó những người bị dị tật cột sống bẩm sinh hoặc có người thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cũng là nhóm đối tượng cần cảnh giác với bệnh.
2. Bị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Sau khi biết được các nhóm đối tượng nguy cơ, không ít người sẽ thấy lo lắng và thắc mắc liệu rằng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Bất kể một chứng bệnh nào ảnh hưởng đến sức khỏe đều có nguy cơ gây biến chứng, thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ. Đây được đánh giá là một bệnh lý xương khớp nguy hiểm và nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường sau:
Rối loạn vận động
Dù là thoát vị cột sống cổ hay thắt lưng thì người bệnh đều có biểu hiện đau nhức cột sống khiến cho quá trình vận động bị ảnh hưởng. Các khối nhân nhầy thoát ra sẽ gây chèn ép rễ thần kinh và mạch máu dẫn đến những cơn đau. Đồng thời khi bị chèn ép, sự dẫn truyền tín hiệu điều khiến vận động của dây thần kinh bị ảnh hưởng, quá trình vận động bị rối loạn, kém linh hoạt.
Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng đĩa đệm ở thắt lưng bị sai lệch vị trí, điều này khiến cho cơ vòng hậu môn bị ảnh hưởng gây rối loạn đại tiểu tiện. Trường hợp nặng, người bệnh còn mất khả năng điều khiển đại tiểu tiện.
Rối loạn cảm giác
Việc chèn ép các rễ dây thần kinh còn dẫn đến sự rối loạn về cảm giác. Các vị trí có rễ thần kinh bị ảnh hưởng sẽ khiến bạn bị mất cảm giác. Tê bì chân tay, cảm giác kiến bò hay kim chích là tình trạng gặp nhiều nhất đi kèm với biểu hiện đau cứng cổ, đau dữ dội thắt lưng.
Thiếu máu lên não
Sự chèn ép mạch máu sẽ làm cản trở quá trình đưa máu lên não gây ra chứng thiếu máu não. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy xây xẩm, đau đầu, mất cân bằng và có thể ngất xỉu đột ngột.
Teo cơ và bại liệt
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm là các cơ teo dần, tăng nguy cơ bại liệt toàn thân tuy nhiên không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng dẫn đến biến chứng này. Nguyên nhân thường xuất phát từ chứng tê bì chân tay và tình trạng thiếu máu kéo dài. Nhiều trường hợp biến chứng còn gây tê liệt các chi, liệt nửa người khi tủy sống bị chèn ép, người bệnh mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Teo cơ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm
3. Làm thế nào để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì bạn vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tối đa. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh đều xuất phát phát từ chế độ sinh hoạt hằng ngày, do đó bạn cần chú ý một số vấn đề sau để có cơ thể được khỏe mạnh:
- Không ngồi quá lâu một chỗ ở một tư thế cố định, nếu vì công việc thì nên có thời gian nghỉ hay vận động nhẹ nhàng.
- Không mang vác vật quá nặng và làm việc quá sức, chỉ khuân những vật có khối lượng vừa phải.
- Thường xuyên vận động phù hợp với sức khỏe, tập thể dục, đi bộ, tập yoga.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học với các loại thực phẩm giàu xơ và canxi như tôm, cua, cá,… Hạn chế các loại đồ uống có cồn, rượu bia, đồ chiên rán, dầu mỡ,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh cũng như những vấn đề sức khỏe khác.
Tập yoga có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt