Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh phức tạp của hệ cơ xương khớp liên quan đến đĩa đệm. Tuy phổ biến nhưng thoát vị đĩa đệm là bệnh gì thực chất vẫn là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Nếu bạn cũng nằm trong số đó và muốn tìm hiểu tường tận về bệnh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Giải phẫu đĩa đệm và vai trò của đĩa đệm trong cơ thể
Để hiểu được thoát vị đĩa đệm là gì thì trước hết bạn nên tìm hiểu về cấu tạo giải phẫu cũng như vai trò của chúng trong cơ thể, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng có được câu trả lời cụ thể nhất.
Hình ảnh cấu tạo đĩa đệm bình thường
Giải phẫu đĩa đệm
Một cơ thể bình thường sẽ có tổng cộng 23 đĩa đệm với cấu trúc mềm và có hình tròn. Đĩa đệm được cấu tạo như một tấm lót đệm để giảm lực tác động đến cột sống, bao gồm các thành phần chính sau:
- Nhân nhầy là hoạt dịch trong suốt, có thành phần chính là Proteoglycans có tính ngậm nước cao. Nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài khi có lực tác động hoặc cột sống bị tổn thương, đĩa đệm xẹp xuống, phân tán lực. Khi hết lực tác động, nhân nhầy sẽ lấy nước và phình to trở lại, bảo vệ cột sống.
- Bao xơ bao bọc nhân nhầy bên ngoài và làm nhiệm vụ bảo vệ nhân nhầy. Với cấu tạo gồm các vòng sợi collagen có độ dẻo và đàn hồi cao, bảo vệ vững chắc lớp dịch nhầy bên trong. Bao xơ còn có tác dụng như là một tấm đỡ nhằm giảm các lực căng tác động theo hướng ngang hoặc vặn xoắn ốc để cố định, thăng bằng cột sống.
- Tấm sụn tận cùng nằm ở giữa thân đốt sống và lớp ngoài màng bao xơ, được cấu tạo bởi proteoglycans, collagen canxi và nước. nhiệm vụ của tấm sụn là bảo vệ sụn và xương khỏi sự chèn ép của nhân nhầy hoặc các tác động gây nhiễm trùng trong trường hợp viêm xương tủy.
Đĩa đệm làm nhiệm vụ gì trong cơ thể?
- Với các cấu tạo chuyên biệt, đĩa đệm thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:
- Gắn kết các đốt sống thành một cấu trúc vững chắc, giúp cơ thể người thăng bằng và vận động linh hoạt.
- Phân tác lực tác động theo các hướng khác nhau để bảo vệ cột sống, hạn chế các tổn thương có thể xảy ra khi vận động.
- Thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất giữa các đốt sống một cách chuyên biệt, khác với quá trình trao đổi ở các màng tế bào. Các chất dinh dưỡng được trao đổi nhờ quá trình khuếch tán qua màng và các vòng collagen, vòng sụn.
2. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Biết về cấu tạo và chức năng của đĩa đệm thì bạn có thể dễ dàng hiểu được định nghĩa thoát vị đĩa đệm là bệnh gì. Tình trạng đĩa đệm dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu ở cột sống, bao xơ bị rách hoặc tổn thương khiến nhân nhầy có thể vượt ra khỏi màng gây chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống sống thì được gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm. Tùy vào vị trí dịch chuyển của đĩa đệm mà chia thành thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm lưng.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm dịch chuyển sai lệch vị trí gây ra những tổn thương xung quanh
Thoát vị đĩa đệm cổ
Vùng cổ có 5 đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ là trường hợp đĩa đệm vùng cổ dịch chuyển sai lệch vị trí, thường xảy ra với đốt cổ C5, C6, C7. Người bị thoát vị cổ thường thấy đau phía sau gây và lan xuống vai, cánh tay. Quá trình vận động cổ gặp khó khăn, nhất là khi cúi ngửa đầu. Người bệnh còn thường xuyên có cảm giác tê cứng cổ, các cơ, mất cảm giác ở bàn tay. Một số người còn có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, ù tai, tuy nhiên số người có triệu chứng này không phổ biến.
Thoát vị đĩa đệm lưng
Đây là tình trạng vùng đĩa đệm ở lưng bị thoát vị, thường gặp nhất là ở L4, L5 và S1. Các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm lưng đều gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân là do biểu hiện đau âm ỉ ở vùng thắt lưng thường xuyên khiến người bệnh bị hạn chế trong vận động, di chuyển, đứng lên ngồi xuống. Nhiều khi cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột, cơn đau lan ra trước ngực và tăng lên mỗi khi ngồi, đi lại, hắt hơi, ho hay xoay người. Các cơn đau dai dẳng khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt, thường xuyên thấy khó chịu và bực bội.
Những cơn đau cứng vùng cổ xuất hiện thường xuyên ở người bị thoát vị đĩa đệm cổ
3. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm hiện nay là gì?
Trước đây, tỷ lệ mắc bệnh thoát vị thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi sau 40 do tình trạng xương khớp đến giai đoạn thoái hóa và bị bào mòn. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, xu hướng mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, các ca bệnh thoát vị đĩa đệm gặp ở lứa tuổi dưới 40 xuất hiện ngày càng. Điều này đang trở thành vấn nặng cho ngành y cũng như xã hội bởi bệnh sẽ làm hạn chế sức khỏe của lực lượng lao động chủ chốt của đất nước.
Các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm tăng cao ở mọi lứa tuổi hiện nay bao gồm:
- Tư thế ngồi sai, thường xuyên khòm lưng, cúi người, đặc biệt với những người làm việc nhiều với máy tính. Những người ngồi nhiều hoặc đứng lâu, phụ nữ mang giày cao gót liên tục như lễ tân, nhân viên văn phòng, giáo viên, kế toán,…
- Thoái hóa tự nhiên theo độ tuổi, gặp nhiều ở những người lớn tuổi, người mắc các bệnh xương khớp, người phải sử dụng thuốc gây thoái hóa xương trong thời gian dài. Tùy vào thể trạng mỗi người mà bệnh có thể xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau, tuy nhiên hầu hết các bác sĩ khuyến cáo những người khi bước sang độ tuổi 35 thì nên có sự cảnh giác với thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa
- Gia đình có người thân bị thoát vị đĩa đệm bởi có khoảng 8% trường hợp bị bệnh là do di truyền hoặc những người gặp tai nạn và bị chấn thương cột sống.
- Người phải thường xuyên làm việc nặng, khuân vác khiến lực tác động đến phần vai, lưng nhiều, liên tục.
- Người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh như dị tật cột sống, hẹp cột sống, gù vẹo cột sống,…
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học cùng với việc lười vận động là tác nhân gây thoát vị đĩa đệm. Chế độ ăn giàu chất béo sẽ khiến việc hấp thụ canxi bị cản trở, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có chứa những chất gây thoái hóa xương hoặc chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ không đủ để nuôi dưỡng sụn và xương.
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có được cho mình những thông tin hữu ích và giải đáp được thoát vị đĩa đệm là bệnh gì. Đây tuy là căn bệnh phức tạp với những diễn biến thất thường, tuy nhiên nếu có sự quan tâm, theo dõi, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ nghi vấn nào cần được giải đáp về thoát vị đĩa đệm thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt