Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không, thoát vị đĩa đệm là bệnh có thể gây bại liệt nếu không chữa trị từ sớm. Nắm bắt đầy đủ các nguyên nhân, triệu chứng và chế độ ăn uống chính là kim chỉ nam giúp giải thoát căn bệnh này.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?
Cột sống được cấu tạo bởi một chuỗi các đốt xương cứng xen kẽ với đĩa đệm là tổ chức liên kết đàn hồi. Nhờ có khả năng chuyển dịch sinh lý của nhân nhầy và tính chun giãn của vòng sợi mà đĩa đệm có tính thích ứng cao, chịu đựng được những chấn động mạnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm hình thành khi những chấn động đó diễn ra trong thời gian dài, vòng sợi sẽ mất khả năng chun giãn, bị rạn rách, từ đó nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài chèn ép vào các rễ thần kinh.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào, xong điển hình nhất vẫn là cổ và lưng. Cột sống lưng đĩa đệm bị thoát vị chủ yếu ở các đốt L4-L5-S1, trong khi thoát vị đĩa đệm cổ lại xảy ra phổ biến ở hai đốt C5-C6.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?
- Thoái hóa sinh học: Tuổi càng cao thì chất lượng của tế bào sụn càng kém, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen, mucopolysaccharide giảm sút và rối loạn. Thoát vị đĩa đệm phát sinh khi có sự thoái hóa về cấu trúc, hình thái đĩa đệm bắt đầu khi chúng ta bước qua tuổi 30 và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời.
- Thoái hóa bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do các yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch và yếu tố chuyển hóa bên trong cơ thể.
- Chấn thương: Yếu tố chấn thương cấp như ngã từ trên cao, tai nạn giao thông, chơi thể thao quá độ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm… hoặc vi chấn thương như thay đổi tư thế đột ngột, mang vác quá sức chịu đựng… là một trong những lý do khởi phát bệnh.
- Tư thế, sinh hoạt, làm việc sai cách: Tải trọng bất thường trên 1 cơ chế bình thường và tải trọng bình thường trên 1 cơ chế bất thường (sai lệch). Bởi vậy, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao ở những người có thói quen ngồi gù lưng cổ, bê vác nặng, cúi quá lâu… hoặc làm việc trong môi trường gò bó, rung xóc…
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Ngoài ra thì béo phì, giới tính, chế độ ăn uống không khoa học… cũng góp phần khởi phát và làm bệnh tăng nặng thêm.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình
- Đau tại vị trí thoát vị: Bệnh có thể gây ra những cơn đau buốt tại cột sống lưng hoặc cổ.
- Hội chứng rễ thần kinh: Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác như: đau buốt, ngứa ran, tê bì và nóng xảy ra tại vùng phân bố của rễ thần kinh bị thương tổn, cụ thể là từ cổ vai gáy, kéo xuống tay hoặc từ thắt lưng kéo xuống hông và bàn chân.
- Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng mất cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ gân xương, giảm nhiệt độ, rối loạn dinh dưỡng da…
- Rối loạn đại tiểu tiện: Khi bị thoát vị đĩa đệm dây thần kinh chỉ huy từ não đến ruột và bàng quan bị chèn ép, bệnh nhân sẽ không kiểm soát được việc đại tiểu tiện, gây ra hiện tượng tiểu bí, tiểu són, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Hạn chế vận động: Khả năng vận động càng bị hạn chế thì chứng tỏ mức độ chèn ép càng nặng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có cảm giác lưng cổ cứng, khó khăn trong việc cúi ngửa, ngồi đứng hoặc đi lại.
- Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khác: Ăn không ngon, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân… chính là những dấu hiệu đi kèm, xuyên suốt trong cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
4. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?
Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới việc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
4.1. Thực phẩm cần bổ sung
- Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự hình thành và phát triển của xương khớp. Người bệnh thoát vị đĩa đệm đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, vừng, yến mạch, cua, tôm… vào bữa ăn hàng ngày.
- Omega 3: Người bệnh nên ăn nhiều óc chó, hạt chia, cá trích, cá hồi… rất giàu Omega 3, chúng có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau do thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.
- Vitamin: Nấm, rau xanh, trái cây tươi… là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, E, K và chất xơ, có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm do thoát vị đĩa đệm, gia tăng sự chắc khỏe của sụn khớp.
- Glucosamine, Chondroitin: Nhóm chất này có nhiều trong sụn bê, sụn bò, nước hầm xương…. giúp thúc đẩy quá trình tái tạo khớp vô cùng hiệu quả.
4.2. Thực phẩm nên kiêng
- Đồ nhiều đường và mỡ: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng các món ăn chiên xào, tẩm ướp nhiều đường, bánh kẹo ngọt… có thể gia tăng sự tổn thương, đồng thời gây béo phì, tạo áp lực cho cột sống.
- Axit béo omega 6: Omega 6 lấn chiếm vị trí của Omega 3, khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sưng viêm và đau buốt thêm trầm trọng. Omega 6 có nhiều trong mỡ động vật và một số loại dầu thực vật…
- Thịt đỏ, đồ ăn nhanh: Thịt bò, thịt trâu, xúc xích… là những thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần hạn chế tối đa.
- Rượu bia và thuốc lá: Làm rối loạn chất điện giải, tắc mạch máu từ đó làm gia tăng mức độ đau và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa, thoát vị.
5. Bài tập hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
- Bài tập đảo máu: Nằm thẳng trên sàn, hai tay ép sát vào thân. Lăn người từ bên trái qua phải 3 vòng, sau đó lăn ngược lại để cải thiện tình trạng lưu thông máu.
- Giãn cổ: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nằm ngửa trên giường, phần đầu và cổ thò ra phía mép giường. Vươn hai tay lên về phía ngoài, đồng thời ngửa cổ ra để cổ kéo giãn tối đa. Giữ nguyên 3s rồi lại nhấc đầu lên, lặp lại động tác 5 lần.
- Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm bằng cái kẹp: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép sát nhau. Đưa hai tay lên cao, lưng uốn cong tối đa sau đó vươn người cúi về phía trước, hai tay ôm lấy lòng bàn chân.
Hy vọng bài viết “Thoát vị đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?” đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt