Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để nhanh hồi phục và dứt điểm bệnh?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý cột sống mạn tính, phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì trong chế độ sinh hoạt và thực phẩm hằng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị?

1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm, nhưng chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Hoạt động mạnh, sai tư thế và chấn thương.
  • Thoái hóa tự nhiên do độ tuổi.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu hụt canxi.
  • Béo phì.
  • Di truyền.
  • Môi trường làm việc yêu cầu ngồi nhiều, ít vận động.

2. Phân loại thoát vị đĩa đệm

Căn cứ theo nguyên nhân hình thành bệnh, thoát vị đĩa đệm được chia làm các dạng sau:

Theo sự chèn ép thần kinh, tủy sống:

  • Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm.
  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh trái hoặc phải.

Theo vị trí:

  • Thoát vị đĩa đệm ra trước.
  • Thoát vị đĩa đệm ở vị trí ra sau.
  • Thoát vị đĩa đệm tại thân đốt sống.
  • Thoát vị đĩa đệm nội xốp.

Minh họa đĩa đệm bị thoái vị

3. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Ở giai đoạn này, nhân nhầy có xu hướng biến dạng. Những cơn đau không liên tục, không bộc phát dữ dội dễ khiến người bệnh nhầm với đau lưng, khó phát hiện.

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Vòng xơ vẫn còn chiều dày, tuy nhiên đã suy yếu và bắt đầu rách. Giai đoạn này, nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nên phần lớn, dù đã xuất hiện những cơn đau với tần suất dày hơn, tuy nhiên vẫn chưa biểu hiện rõ rệt. Chỉ một số ít bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh gây gây cảm giác đau đớn.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm biến dạng thực thụ

Đây là giai đoạn vòng xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các bộ phận khác bắt đầu thoát ra ngoài, tuy nhiên vẫn ở trong một khối tổng thể nhất định. Chúng chèn ép dây thần kinh, gây nên những triệu chứng rõ ràng như: đau dữ dội kéo dài, chuột rút, tê bì, mệt mỏi,… Thông thường, đay là giai đoạn phát hiện bệnh của phần lớn bệnh nhân. Tuy nhiên, lúc này các nhân nhầy và vòng xơ đã bị biến dạng, khó điều chỉnh về cấu trúc ban đầu gây khó khăn trong việc điều trị. Trong nhiều trường hợp, không thể điều trị dứt điểm được bệnh.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm bắt đầu có mảnh rời

Trong giai đoạn này, nhân nhầy đã tách ra ngoài, thậm chí có hiện tượng tách ra khỏi đĩa đệm. Bệnh nhân chịu đau đớn dữ dội, thậm chí có thể gây teo cơ, bại liệt.

4. Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì là tốt nhất?

Để đảm bảo phòng tránh và điều trị bệnh, người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng những điều sau:

Tránh hoạt động quá sức

Các hoạt động thể dục, thể thao hay hoạt động trong cuộc sống hằng ngày nếu diễn ra quá sức sẽ dễ tác động làm thay đổi vị trí và cấu trúc đĩa đệm, gây ra đa chấn thương, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm nên kiêng tối đa việc hoạt động quá sức. Thay vào đó là tập luyện thể dục thể thao, hoạt động vừa phải sẽ góp phần tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng hoạt động thể thao quá mức

Chế độ ăn uống

Để bảo đảm ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số nhóm thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

  • Thực phẩm chiên xào, chế bế biến sẵn

Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ cân nặng. Cân nặng càng lớn thì tạo áp lực cho những đĩa đệm cột sống càng cao hoặc do tuổi tác khiến cấu trúc xương suy yếu. Do đó, những thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích, thịt nướng,… chứa nhiều chất béo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trọng lượng cơ thể, gây hậu quả vô cùng xấu đến hệ xương khớp cũng như cấu trúc cột sống.

  • Thực phẩm gây giảm canxi trong cơ thể

Thực phẩm giàu photpho, đạm, thịt đỏ (thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn,…) sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động của các dưỡng chất khác, đặc biệt là làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Khi tiêu thụ những chất này, sẽ sản sinh ra nhiều acid, chúng cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu không nộp đủ lượng canxi đó, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ xương, khớp gây hậu quả xấu cho xương, khớp, đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, việc bổ sung những thực phẩm trên trong khẩu phần ăn hàng ngày vẫn cần thiết với một lượng vừa đủ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì trong ăn uống hằng ngày là thắc mắc của nhiều người bệnh

  • Thực phẩm làm tăng triệu chứng viêm nhiễm

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì trong nhóm thực phẩm tăng triệu chứng viêm nhiễm? Đó là thực phẩm chứa hàm lượng purin cao (nội tạng động vật,…) hay fructose (có nhiều trong cá trích,…) và thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn do có tác động gây viêm nhiễm tại các vùng đĩa đệm bị thoát vị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.

  • Thực phẩm giàu Omega 6

Omega 6 là một loại axit béo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dư thừa sẽ gia tăng sự giữ nước và khiến máu bị đông trong lòng mạch, gây tê bì cục bộ, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cột sống.

  • Chất kích thích

Chất kích thích vốn rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh. Việc sử dụng chất kích thích sẽ khiến hàm lượng canxi và khoáng chất bên trong cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, làm gia tăng nguy cơ đau nhức xương khớp, đặc biệt là với người bị thoát vị đĩa đệm.

Chất kích thích không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì trong các chất kích thích hiện nay? Bên cạnh những chất kích thích trong danh sách cấm theo quy định của pháp luật, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… là nhóm chất kích thích hạn chế tối đa trong quá trình điều trị bệnh.

Thoát vị đĩa đệm khó quay lại vị trí ban đầu nếu không có sự hỗ trợ, tác động từ bên ngoài. Việc lắng nghe cơ thể, có lối sống khoa học, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe, sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý nói chung cũng như thoát vị đĩa đệm nói riêng. Để sớm quay lại cuộc sống bình thường, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của bác sĩ, người bệnh cần hiểu rõ “thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?” trong những thực phẩm và hoạt động hàng ngày để góp phần hỗ trợ và điều trị bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7