Thói quen gây thoái hóa khớp bạn dễ mắc phải

Bẻ ngón tay, ngồi vắt chân, vặn mình, vặn cổ…. những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Cùng điểm qua những thói quen gây thoái hóa khớp gối, cổ, ngón tay mà nhiều người đã và đang vô tình bỏ qua.

Có thể nói rằng, trong cấu tạo xương khớp của một người bình thường các khớp gối, ngón tay, cổ… là những bộ phận phải chịu nhiều tổn thương nhất. Những hoạt động tưởng chừng như vô hại lại khiến cho người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, về lâu dài gây nên thoái hóa.

1. Thói quen gây thoái hóa khớp gối

1.1. Ngồi vắt chân, bó chân

Một thói quen gây thoái hóa khớp gối mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay đó chính là tình trạng ngồi vắt chân. Khi bạn ngồi vắt chân khiến cho đầu gối bị co và gây áp lực do cơ đùi và gân bánh chè ép xương bánh chè trượt trên vị trí xương đùi.

Nếu như một người đi bộ thì lực tác động của nó chỉ bằng ½ trọng lượng cơ thể, bạn leo cầu thang áp lực tăng 3 – 4 lần và khi bạn ngồi bắt chéo chân hay ngồi xổm áp lực sẽ tăng lên khoảng 7 – 8 lần.

Chính vì thế, hãy vứt bỏ ngay những thói quen gây thoái hóa khớp gối này. Bạn hoàn toàn sẽ bỏ bớt được một nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức khớp gối khá đơn giản mà an toàn.

Ngồi vắt chân khiến cho đầu gối bị co và gây áp lực do cơ đùi và gân bánh chè ép xương bánh chè trượt trên vị trí xương đùi

1.2. Mang vác vật nặng

Một số người thường xuyên phải mang vác những vật nặng. Đó có thể là do tính chất công việc của họ hoặc một số động tác hàng ngày. Điều này hoàn toàn không tốt cho xương khớp đặc biệt là khớp đầu gối.

Những chấn thương có thể xảy ra, lâu dần tích tụ và làm quá trình thoái hóa diễn tiến nhanh hơn. Bản thân người mắc lại chủ quan nên tình trạng sẽ có xu hướng nghiêm trọng. Vì thế, không nên thường xuyên mang vác vật nặng vì nó có thể khiến bạn bị thoái hóa khớp gối.

1.3. Đi giày cao gót

Mặc dù, tác dụng giúp tăng chiều cao cơ thể của giày, dép cao gót là không thể phủ nhận nhưng khi mang giày cao gót các cơ của cột sống cũng như thắt lưng và bắp chân sẽ bị căng giãn một cách quá mức. Điều này gây nên tình trạng đau bắp chân cũng như đau gót chân.

Các nhóm cơ khi rơi vào tình trạng làm việc một cách quá tải thường sẽ bị suy yếu, không giữ vững được cấu trúc. Khớp gối thường dễ bị chấn thương và cơ thể rơi vào tình trạng mất ổn định, dễ bị té ngã.

2. Thói quen gây thoái hóa khớp cổ

2.1. Vặn cổ

Vặn cổ quá nhiều cũng là thói quen gây thoái hóa khớp cổ. Lúc này, khớp cổ thường thường phải làm việc quá nhiều cũng như quá đột ngột, nó dẫn tới tình trạng phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh.

Các khớp có xu hướng ngày càng tăng lên cũng như dễ gặp phải những tổn thương khác như bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, sụn khớp bị bào mòn… Quá trình lão hóa cũng vì thế mà được đẩy nhanh hơn.

2.2. Vác vật nặng

Khi mang vác các vật nặng người vác thường phải nghiêng đầu để đặt vật đó lên vai. Về cơ bản, các vật nặng đều gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt, khi người bệnh phải nghiêng cổ thì sẽ phải chịu nhiều tác động và đau nhức. Tình trạng này nếu không được cải thiện thì sẽ khiến cho bệnh có xu hướng nghiêm trọng, quá trình thoái hóa cổ diễn ra nhanh hơn.

2.3. Ngồi sai tư thế trong thời gian quá lâu

Những người thường xuyên phải làm một công việc trong một thời gian quá dài khiến cho khớp không được vận động cũng gây nên những tác động và ảnh hưởng không hề nhỏ.

Chẳng hạn, một người làm công việc văn phòng thường phải ngồi một chỗ trong khoảng thời gian rất dài. Lúc này có thể cổ của bạn đang ở vị trí sai tư thế nhưng bạn không hề nhận ra. Thói quen đó cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác mà bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà nó gây ra chính là tình trạng thoái hóa khớp cổ.

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài gây thoái hóa khớp

3. Thói quen gây thoái hóa khớp ngón tay

3.1. Bẻ ngón tay

Thói quen gây thoái hóa khớp ngón tay có rất nhiều nhưng có thể nói rằng bỏ ngón tay chính là một ngón tay phổ biến nhất. Rất nhiều người có thói quen bẻ các ngón tay của mình vì cảm thấy bị mỏi.

Mỏi ngón tay hình thành nên từ những thói quen bẻ ngón tay hàng ngày. Điều này thường có xu hướng ngày một nghiêm trọng nếu như một người bẻ ngón tay quá thường xuyên. Cấu trúc sụn khớp tại ngón tay sẽ bị phá hủy, khớp có  xu hướng to lên, rách dây chằng có thể diễn ra.

3.2. Làm việc với máy tính trong khoảng thời gian quá dài

Những người làm các công việc văn phòng chỉ ngồi một chỗ và gõ máy tính cả ngày thường rất dễ bị thoái hóa khớp ngón tay. Nói đây là thói quen thì cũng không đúng vì tính chất công việc của họ là như vậy. Công việc lặp đi lặp lại hàng ngày không được điều chỉnh thường khiến cho tình trạng khô khớp xảy ra và hiển nhiên có thể dẫn tới thoái hóa khớp ngón tay.

4. Một số thói quen gây thoái thoái hóa khớp khác bạn nên lưu ý

Có những thói quen có thể cùng lúc gây nên tình trạng thoái hóa khớp cổ, ngón tay, đầu gối mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

4.1. Dinh dưỡng bị thiếu và mất cân đối

Chế độ dinh dưỡng và hoạt động của cơ thể có sự ảnh hưởng cũng như liên quan mật thiết với nhau. Ăn uống thiếu chất thường gây nên tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và khiến cho nó không đủ dinh dưỡng để có thể nuôi dưỡng xương khớp.

Nếu bạn ăn quá nhiều gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, người bệnh bị thừa cân, béo phì cũng khiến cho xương khớp phải gồng mình hoạt động và lúc này nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cũng vì thế cao hơn.

Bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng ngày một trẻ hóa một phần do những thói quen này gây nên. Lối sống với những thói quen sử dụng nhiều rượu bia, nước có gas, cà phê, thuốc lá… khiến cho quá trình hấp thụ canxi bị suy giảm là nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương đáng báo động.

Ăn uống không khoa học khiến cho nó không đủ dinh dưỡng để có thể nuôi dưỡng xương khớp

4.2. Lười vận động

Thói quen gây thoái hóa khớp cần phải lên án đó chính là tình trạng lười vận động. Việt Nam đang là một trong 10 nước có tỷ lệ lười vận động nhất trên thế giới. Điều này gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nói chung và tim mạch, tiểu đường, béo phì, các bệnh xương khớp… nói riêng.

Đừng ngồi một chỗ nữa, hãy đứng dậy và vận động nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 30 phút đi bộ chắc chắn bạn sẽ thấy tình trạng sức khỏe của mình được cải thiện một cách rõ rệt.

4.3. Giảm cân quá nhanh

Giảm cân sẽ giúp cho trọng lượng cơ thể không gây áp lực lên cơ thể nhưng nếu một người giảm cân một cách quá nhanh thì lại không tốt cho sức khỏe. Quá trình giảm cân quá nhanh sẽ khiến cho sự liên kết của cơ bắp với mỡ và bắp thịt bị lỏng lẻo. Một số người gặp phải một số sự cố như ngã, trượt chân… Đây cũng là một lý giải dễ hiểu vì sao nhiều người gặp phải tình trạng loãng xương sau khi sinh.

Trong cuộc sống có vô vàn thói quen gây thoái hóa khớp, mỗi người tuyệt đối không được chủ quan. Lắng nghe cơ thể, luôn điều chỉnh nhịp sinh học để có được một sức khỏe tốt, hệ xương khớp ổn định.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7