Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hiệu quả ra sao?
Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm ngày càng được ưa chuộng bởi tính hiệu quả, lành tính và phù hợp cho mọi thể bệnh. Để biết đâu là bài thuốc phù hợp với thể bệnh, sức khỏe, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Chữa thoát vị đĩa đệm theo đông y dựa vào cơ sở nào?
Theo đông y, người dễ bị thoát vị đĩa đệm sẽ ở trong độ tuổi từ 22 – 55. Nguyên nhân của bệnh được xác định bởi sự xâm nhập của ngoại tà như hàn, thấp nhiệt, phong. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc quá sức, vận động mạnh làm cho khô cứng các lạc mạch ở vùng lưng và gây ra những cơn đau.
Đông y sẽ sử dụng các bài thuốc theo từng thể bệnh thoát vị đĩa đệm để điều trị. Mỗi bài thuốc đều sử dụng các thảo dược thiên nhiên theo tỷ lệ phù hợp nên hầu như không gây tác dụng phụ cho người dùng. Đặc biệt, những thảo dược này không những giúp giảm đau cột sống mà còn giúp can thận được bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong. Vì thế, hiệu quả đạt được lâu dài và ngăn ngừa tái phát rất tốt.
2. Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm theo từng thể bệnh
Đông y sẽ căn cứ vào từng thể bệnh thoát vị đĩa đệm để sử dụng bài thuốc phù hợp. Và dưới đây là một số bài thuốc phổ biến đang được áp dụng nhiều hiện nay.
2.1. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp
Bài thuốc này sẽ có tác dụng điều trị nhằm giảm đau vùng lưng, cải thiện tình trạng tay chân không có sức lực và thắt lưng lạnh buốt…
Các dược liệu cần chuẩn bị:
- Độc hoạt, xuyên ô, cát căn, quế chi, ma hoàng: Mỗi dược liệu 9g
- 3g tế tân.
- 6g cam thảo.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 tháng và uống sau khi ăn 30 phút.
2.2. Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt
Thể thấp nhiệt do thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những triệu chứng cho người bệnh như vùng thắt lưng đau quặn, kèm theo tình trạng sưng phù, nóng rát và không thể nằm ngửa. Khó khăn khi cử động, mất nước, ra mồ hôi nhiều, tiểu buốt…
Chuẩn bị dược liệu:
- 30g ý dĩ.
- 12g xương truật
- 9g mỗi loại: hoàng bá, rễ cỏ xước, tần giao.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch và sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần và uống sau bữa ăn.
2.3. Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm theo thể thận dương hư
Thận dương hư sẽ khiến người bị thoát vị đĩa đệm có cảm giác đau âm ỉ, thận suy yếu, thể hàn thấp… Vì thế, bài thuốc đông y dưới đây sẽ bồi bổ thận, tán hàn hiệu quả từ trong cơ thể.
Dược liệu cần chuẩn bị:
- 3g hoài sơn.
- 10g kỷ tử.
- 9g mỗi loại: thỏ ty tử, tục đoạn.
- Đỗ trọng, đương quy: Mỗi loại 8g.
- 12g mỗi loại: cao ban long, thục địa.
Cách thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm cùng 6 bát nước. Sau đó, sắc lên để uống hết trong ngày.
2.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm thể thận hư theo đông y
Thoát vị đĩa đệm thể thận hư có triệu chứng là sốt về chiều, nóng trong, cơ thể mệt mỏi, không có sức lực,…
Chuẩn bị dược liệu
- 12g thục địa.
- Cỏ xước, tang ký sinh: Mỗi loại 9g.
- Cao quy bản, đỗ trọng: Mỗi loại 3g.
- 15g sơn thù.
- 6g cao ban long.
Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc trong ấm, mỗi ngày dùng 3 thang. Ngoài trị thoát vị đĩa đệm thể thận hư, bài thuốc còn có tác dụng giảm ù tai, chóng mặt, hồi hộp, miệng lưỡi khô…
2.5. Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm với triệu chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình mà có đến 85% người thoát vị đĩa đệm phải đối mặt. Do đó, bài thuốc dưới đây sẽ cải thiện triệu chứng này và bồi bổ khí huyết nhằm phòng ngừa nhiều loại bệnh khác.
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Rễ ngưu tất: 300g.
- Ý dĩ, đỗ trọng: Mỗi loại 20g.
- Lá lốt: 16g.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm. Thêm 4 bát nước và đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Sử dụng thang thuốc này chia làm 3 lần trong ngày, dùng liên tục 4 tuần để cảm nhận hiệu quả.
2.6. Đông y chữa thoát vị đĩa đệm do khu phong, hóa thấp
Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm do khu phong, hóa thấp là mạch phù, mỗi khi cử động hay thay đổi thời tiết đều bị đau mỏi, cơ thể nặng nề, xuất hiện rêu trắng ở lưỡi…
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Cỏ xước, đẳng sâm, xuyên khung, độc hoạt: Mỗi vị 9g.
- Tế tân, cam thảo: Mỗi vị 3g.
- 18g tang ký sinh.
- 15g thạch chi.
- 12g tân giao.
Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và sắc với 1 lít nước. Sử dụng mỗi ngày 1 thang và uống hết trong ngày.
3. Thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm có ưu, nhược điểm gì?
Đông y hay bất cứ phương pháp nào trị thoát vị đĩa đệm cũng đều sẽ có ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
- Thuốc đông y sử dụng 100% thảo dược tự nhiên và được trồng, thu hoạch tại Việt Nam. Do đó, nguồn gốc, xuất xứ các thảo dược là rõ ràng.
- Thuốc đông y phù hợp cho mọi đối tượng và an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm nên có thể dùng lâu dài.
- Đông y vừa điều trị thoát vị đĩa đệm vừa cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
- Chi phí điều trị thấp nên rất kinh tế và phù hợp với mọi người dân Việt Nam.
Nhược điểm:
- Thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả chậm. Vì thế, cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy kết quả.
- Việc sắc thuốc uống hàng ngày khá mất thời gian đối với những người bận rộn.
- Hiệu quả của bài thuốc đối với người bệnh sẽ khác nhau vì còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người.
4. Những lưu ý khi dùng thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình dùng thuốc đông y trị bệnh, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau để đạt hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe:
- Tuân thủ đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không tự ý thêm hay bớt dược liệu để tránh tạo ra những độc tính khi dùng chung một số loại thảo dược.
- Nên đi thăm khám tại cơ sở đông y uy tín để được các lương y chẩn đoán và bốc bài thuốc phù hợp với thể bệnh cũng như mức độ bệnh.
- Dùng thuốc theo đúng liệu trình, tránh lạm dụng vì có thể gây suy thận, ngộ độc…
- Nên sử dụng thuốc đông y với việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như cá, ngũ cốc, thịt, rau xanh, trái cây…
- Nói không với rượu bia, chất kích thích, cà phê… để hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở đĩa đệm, xương khớp, cột sống.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để giúp các cơ, xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Trên đây là một số bài thuốc đông y trị thoát vị đĩa đệm phổ biến cùng những ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích để sớm khắc phục tình trạng đĩa đệm bị thoát vị hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt