Tìm hiểu bệnh gai cột sống có nguy hiểm không và cách điều trị
Gai cột sống có nguy hiểm không? Dự phòng và điều trị bệnh gai cột sống như thế nào? Đó là những thắc mắc gần đây của nhiều bạn đọc.
Nội dung bài viết
1. Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống được xem là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay, một trong những bệnh gây ám ảnh đối với mọi người. Đặc biệt là căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa tuy chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị sớm và kịp thời, gai cột sống có thể để lại nhiều biến chứng đối với cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ và hơn hết, bệnh nhân có thể phải mất nhiều thời gian, chi phí và công sức điều trị.
2. Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một khái niệm nói đến việc đau nhức cột sống, là sự lão hoá các đĩa đệm trong cột sống. Thường thì chúng chỉ xuất hiện ở người ngoài 60 tuổi. Tuy nhiên vì lối sống hiện đại, tiện nghi mà mọi người lười vận động dẫn đến họ mắc bệnh khi chưa đến 50 tuổi. Nghiêm trọng hơn ngày này hơn 30% bệnh nhân gai cột sống chỉ khoảng 35 tuổi.
Gai cột sống gồm 3 loại chính: Gai đốt sống cổ, gai cột sống lưng, và gai cột sống dính khớp (loại này ít phổ biến). Khi các gai cột sống xuất hiện là hẹp ống tủy, ép rễ thần kinh và ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống
3. Nguyên nhân gây ra gai cột sống
– Nguyên nhân chính là tuổi tác vì đây là kết quả của quá trình lão hóa, khi con người càng lớn tuổi thì cột sống bị lão hóa từ đó ảnh hưởng đến các đĩa đệm cột sống. Bên canh nguyên nhân chính đó thì có rất nhiều nguyên nhân mà người trẻ có thể mắc gai cột sống hơn như:
– Lười vận động, ngồi nhiều, và thường xuyên cúi người khi sử dụng máy tính
– Do bị chấn thương: Lúc bình thường phần sục khớp sẽ nằm giữa ở hai đốt sống, nhưng khi gặp tai nạn hay có một lực mạnh tác động vào sẽ khiến xương bị tổn thương. Do vậy, lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể khi xương gặp vấn đề là các dây chằng sẽ bắt đầu dày lên, gây ra hiện tượng xương bị trồi ra, còn gọi là gai cột sống.
– Do viêm khớp cột sống mãn tính: Khi các khớp xương bị viêm, từ đó nó sẽ tác động lên sụn các đốt sống, theo thời gian và cộng thêm với việc không can thiệp và điều trị gì dẫn tình trạng phần sụn đĩa đệm sẽ bị hao mòn, mỏng dẫn đến hai đốt sống khi hoạt động sẽ cọ sát vào nhau, gây ra đau, nhức, viêm, sưng và theo thời gian các xương gai sẽ bắt đầu hình thành
– Do thiếu dưỡng chất: Khi cơ thể chúng ta không được nuôi đủ dưỡng chất quan trọng đối với việc tái tạo xương như canxi, glucosamine… để hỗ trợ nuôi dưỡng các khớp xương, sụn của đốt sống thì quá trình thoái hóa cột sống sẽ diễn ra nhanh, trong đó có việc bị gai cột sống.
4. Làm thế nào để nhận biết bệnh gai cột sống
– Trên thực tế đau lưng là một trong những triệu chứng đầu tiên của gai cột sống. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ, lương dưới khoảng giữa lưng.
– Một triệu chứng nguy hiểm khác mà bạn có thể gặp phải là triệu chứng tê bì chân, tay
– Khi bạn biến chuyển nặng hơn bạn không thể tập trung vào công việc, gặp khó khăn trong việc di chuyển và giữ thăng bằng. Trong trường hợp nặng hơn bạn không thể kiểm soát nổi các triệu chứng.
Tuy nhiên những triệu chứng này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, triệu chứng ban đầu chỉ hơi đau, khó chịu và từ khỏi khi ta nghỉ ngơi.
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời ở bước đầu thì bạn sẽ đối diện với hậu quả rất lớn. Đầu tiên nó sẽ xuất hiện những biểu hiện viêm trong khớp, sau đó nó sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn cho việc thoát vị đĩa đệm; bệnh nhân sẽ phải chịu cảm giác tê, bì tay, chân, khó cử động, khó vận động và các cảm giác đau đớn khác
5. Cách chữa trị bệnh gai cột sống hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách để chữa trị gai cộng sống như: dùng thuốc tân dược hay các loại thuốc nam, hay sử dụng vitamin để bồi bổ thêm cơ thể. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau thực sự ảnh hưởng đến sinh hoạt của cuộc sống và một số phương pháp hiện đại khác như:
5.1. Phương pháp nắn chỉnh cột sống
Nắn chỉnh cột sống bằng tay dựa trên cơ chế có học và sinh học của đĩa đệm. Dựa trên nguyên lý này các bác sĩ chuyên khoa sẽ nắn chỉnh các đốt sống sai lệch vào đúng vị trí ban đầu của nó. Lúc này các lỗ liên hợp sẽ được mở rộng tạo điều kiện cho đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng chèn ép rễ thần kinh, kéo giãn các cơ co thắt có tác dụng: giảm đau, giảm tê, giảm co thắt các cơ cải thiện và hoàn thiện chức năng cột sống. Cột sống trở lại chức năng ban đầu và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Ưu điểm của phương pháp này là không phẫu thuật, không xâm lấn, không sử dụng thuốc và phù hợp với nhiều đối tượng liên quan đến thần kinh cột sống khác nhau.
5.2. Phương pháp sử dụng tế bào gốc
Phương pháp tế bào gốc ứng dụng vào điều trị gai cột sống: Là một trong những biện pháp hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gai cột sống vì khi quá trình lão hóa diễn ra tế bào sụn sẽ hao mòn dần (gai cột sống sẽ mọc ra xung quanh vùng đĩa đệm) và phương pháp tế bào gốc giúp tái tạo sụn.
Khi tế bào gốc đi vào cơ thể người nó sẽ chuyển hóa thành tế bào sinh sụn, kích thích mô sụn phát triển giúp quá trình phục hồi nhanh hơn. Hiện cũng có nhiều bệnh nhân ứng dụng phương pháp này và đem lại hiệu quả rõ rệt. Liệu pháp tế bào gốc là biện pháp điều trị không phẫu thuật nên không gây đau đớn như phẫu thuật xương, khớp, tiết kiệm thời gian, chi phí do không phải nằm viện, không cần nghỉ ngơi lâu từ đó cải thiện nhanh chất lượng sụn.
6. Dự phòng bệnh gai cột sống
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, chính vì vậy dự phòng bệnh cũng quan trọng không kém chữa bệnh. Các phương pháp dự phòng bệnh gai cột sống gồm:
Bổ sung glucosamine là một thành phần cấu tạo lên các collagen. Collagen chính là thành phần quan trọng nhất của các chất gian bào ở sụn khớp và chất hoạt dịch khớp. Chính vì thế, việc bổ sung glucosamine cho cơ thể là rất quan trọng để ngăn ngừa và dự phòng bệnh gai cột sống.
Trong cuộc sống hàng bàn nên chú ý đến vận động, đặc biệt phải đúng tư thế: đặc biệt trong đứng, ngồi làm việc điều này tuy tưởng đơn giản nhưng sẽ giúp bạn phòng ngừa gai cột sống
Bên cạnh đó bạn phải có một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ vitamin, khoáng chất và chăm chỉ tập thể dục để năng cao thể trạng cả về tinh thần và thể chất
Hy vọng những thông tin hữu ích với bạn và giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về bệnh gai cột sống và trả lời được câu hỏi gai cột sống có nguy hiểm không.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt