Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gút và cách điều trị
Với tốc độ sống ngày một nhanh hơn thì con người có rất ít thời gian để duy trì những sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Điều này đã làm cho bệnh gút ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gút là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung sau đây để giải đáp được những vấn đề liên quan đến căn bệnh này nhé.
Nội dung bài viết
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút hay còn gọi là bệnh thống phong là bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin của thận, khiến thận không thể lọc acid uric trong máu để đào thải ra bên ngoài. Khi lượng acid uric trong máu bị ứ đọng trong thời gian dài thì sẽ chuyển hóa thành tinh thể urat và tập trung ở các khớp tay, chân gây nên tình trạng viêm, sưng, đau đớn.
Bệnh nhân bị mắc bệnh gút thường xuyên cảm thấy đau nhức ở các khớp khiến cho việc đi lại, hoạt động thường ngày gặp khó khăn. Nếu như không phát hiện các triệu chứng của bệnh gút kịp thời để sớm điều trị thì người bệnh sẽ gặp phải những biến như: suy thận, tăng huyết áp, hình thành các khối u, cục ở tay, chân gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh gút
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng dư thừa axit uric hình thành nên bệnh gút bao gồm:
- Bẩm sinh: Đây là trường hợp này khá hiếm gặp gây nên bệnh gút và rất khó điều trị. Theo đó thì cơ thể từ khi sinh ra đã thiếu hụt men HGPT dẫn đến chuyển hóa axit uric không ổn định.
- Do chế độ ăn uống: Nếu người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều những thực phẩm giàu đạm, purin, ít chất xơ sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút rất lớn.
- Do bia rượu: Thường xuyên sử dụng quá nhiều bia rượu có chứa các chất kích thích độc hại sẽ nâng cao khả năng mắc bệnh gút hơn.
- Độ tuổi: Bệnh gút thường xảy ra ở những người có độ tuổi cao, từ 30 – 60 tuổi rất dễ bị mắc căn bệnh này.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh gút thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
- Bệnh lý: Bệnh gút có thể hình thành nếu như người bệnh bị mắc các bệnh khác như: bệnh bạch cầu, các bệnh về tim mạch, thận, tiểu đường, thừa cân béo phì… Ngoài ra, khi chúng ta dùng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc ức chế tế bào trong điều trị bệnh ác tính thì nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Triệu chứng của bệnh gút
Các triệu chứng của bệnh gút thường không cụ thể, rõ ràng vì nó khiến cho người bệnh dễ bị nhầm với các bệnh viêm khớp khác. Vậy nên để biết được mình có bị mắc bệnh gút hay không thì bạn hãy đọc qua những dấu hiệu của bệnh sau đây.
Bệnh gút gây đau nhức và buốt khớp xương
Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh gút mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được. Những cơn đau do bệnh gút thường bắt đầu ở khớp ở ngón chân cái và sau đó sẽ lan ra đến các khớp lân cận như: khớp bàn chân, mắt cá chân, cổ chân, khớp gối, cổ tay, ngón tay, khớp bàn tay,…
Những cơn đau này thường xuất hiện đột ngột lúc nửa đêm hoặc gần sáng và cũng có thể xuất hiện sau bữa ăn nếu như bạn ăn quá nhiều thịt hoặc sau khi uống bia rượu. Các cơn đau xảy ra âm ỉ, kéo dài và chỉ thuyên giảm khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm.
Khớp bị sưng đỏ, gây đau đớn
Ngoài việc gây nên những cơn đau buốt chỗ xương khớp thì bệnh gút còn khiến cho khớp của người bệnh bị sưng đỏ do tình trạng viêm đang diễn ra. Chúng ta có thể quan sát từ bên ngoài khi thấy các khớp bị sưng lên, có màu hơi đỏ ửng, sờ vào thấy ấm nóng.
Nếu bạn nhấn vào vị trí sưng đó sẽ thấy có cảm giác nhói đau và còn thấy mềm như có mủ ở bên trong. Bên cạnh đó, vùng da quanh khớp còn có màu đỏ hoặc hơi tím nhìn giống như bị nhiễm trùng.
Người bị gút thường vận động khó khăn do khớp bị cứng
Một triệu chứng của bệnh gút khác nữa đó là nó khiến cho các khớp bị cứng, ảnh hưởng tới việc vận động của bệnh nhân, khiến họ hoạt động, di chuyển hơn. Nguyên nhân là do các sụn khớp và vùng bao khớp bị tổn thương khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.
Điều này làm cho người bệnh phải thường xuyên nghỉ một chỗ để hạn chế những cơn đau. Tình trạng này kéo dài sẽ có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh.
Khi bị gút sẽ xuất hiện các hạt tophi ở quanh khớp
Khi các tinh thể urat tích tụ quá nhiều dưới da dưới da sẽ chuyển hóa thành hạt tophi và tạo thành các khối u nhỏ nằm ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Lúc đầu các hạt tophi này mọc rất ít và có kích thước nhỏ. Sau một thời gian thì nó sẽ biến mất, khiến cho vùng da quanh khớp bị bong tróc và ngứa ngáy do mọc da non.
Nếu không được chữa trị kịp thời, triệt để thì khoảng 2 năm sau, bệnh gút sẽ tái phát với triệu chứng nặng hơn, chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này thì các hạt tophi mọc nhiều với kích thước lớn hơn. Nó không chỉ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội mà còn làm biến dạng khớp, khi chúng vỡ ra sẽ gây tàn phế khớp, khiến người bệnh không thể di chuyển được
Cách điều trị bệnh gút
Tuy không gây ra nguy cơ tử vong nhưng bệnh gút sẽ làm cho bệnh nhân bị có nguy cơ bị tàn phế, bại liệt, ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống. Vậy nên khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh gút thì nên đi khám ngay trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì không thể chữa khỏi được. Hiện nay, bệnh gút thường được điều trị bằng các phương pháp như sau:
- Dùng các loại thuốc Tây Y chữa bệnh gút để giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp bệnh. Những loại thuốc này có khả năng đào thải, giảm axit uric trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Chữa bệnh gút bằng Đông Y với các bài thuốc từ lá lốt, đậu xanh, lá trầu và nước dừa… là một biện pháp chữa bệnh an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thường rất chậm và chỉ có hiệu quả khi bệnh còn nhẹ.
- Điều trị bệnh gút bằng các phương pháp vật lý trị liệu: Các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng để giảm đau cho khớp. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến những cơ sở điều trị uy tín để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bị gút phẫu thuật khi bệnh đã ở mức độ nặng. Việc phẫu thuật sẽ giúp cạo bỏ lớp muối dày bám dính trên bề mặt khớp và loại bỏ các tổ chức viêm xơ.
Việc chúng ta nắm được những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gút sẽ là những kiến thức quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Nhờ đó sẽ giúp cho xương khớp của người bệnh có thể được cải thiện, phục hồi những tổn thương để giúp bệnh nhanh khỏi hơn và tránh được những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt