Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm thì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình và kết quả chữa bệnh. Do vậy mà vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì tốt nhất đang là mối quan tâm rất lớn hiện nay. Để giải đáp được thắc mắc này thì các bạn hãy đi tìm đáp án dựa vào thông tin trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Về cơ bản, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống mãn tính xảy ra khi các rễ thần kinh ở cột sống bị chèn ép gây đau nhức, tê ở cổ, lưng, cánh tay, cẳng chân và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do tuổi tác, do chấn thương cột sống… Trong đó, chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh cũng là thủ phạm gây ra căn bệnh này.
Theo đó thì bệnh thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp nói chung rất cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là canxi. Do đó mà việc bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể, ăn uống đúng cách để tránh tăng cân làm ảnh hưởng xấu cho vùng đĩa đệm sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả tốt hơn. Vậy nên việc nắm được những thông tin về vấn đề thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì là một phần rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như phục hồi những tổn thương khi điều trị bệnh rất tốt.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những thực phẩm, món ăn sau đây để giúp ngăn chặn bệnh phát triển trầm trọng hơn:
Đồ chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, mỡ động vật, món nướng…: Đây là những món ăn có chứa rất nhiều chất béo bão hòa có hại cho cấu trúc cột sống vì chúng sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu vào máu làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp, xúc xích…: Những loại thực phẩm này thường có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản có hại cho cơ thể. Nó có thể khiến cho các chứng viêm trở nên trầm trọng hơn, làm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị đau nhức hơn.
- Thực phẩm giàu photpho, giàu đạm như thịt chó, thịt trâu, thịt bò, thịt dê…: Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần hạn chế, chỉ ăn những loại thịt đỏ này khoảng 2 lần/tuần mà thôi. Vì lượng collagen và chất sắt trong các thực phẩm này sẽ làm suy giảm hàm lượng canxi trong xương và khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Nội tạng động vật như ruột, gan, phổi, tim… và những món ăn lên men như cà, dưa muối: Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này vì chúng có chứa hàm lượng purin và fructose cao. Những hoạt chất này sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng nặng làm ảnh hưởng tới từ đó quá trình và kết quả điều trị thoát bị đĩa đệm.
- Thực phẩm quá ngọt, quá mặn: Việc sử dụng quá nhiều muối và đường sẽ làm tăng nặng triệu chứng viêm, ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi của cột sống nên bệnh nhân thoát vị nên chú ý kiêng những món ăn này.
- Chất kích thích: Trong rượu bia, nước ngọt có ga… có chứa những chất kích thích có thể làm giảm khoáng xương, ngăn chặn quá trình hồi phục hệ xương khớp, thậm chí tăng nguy cơ gãy xương. Vậy nên người bệnh cần tránh sử dụng những loại nước uống này.
- Thực phẩm giàu Omega 6 như dầu hướng dương, dầu đậu phộng…: Tuy rằng axit béo không no Omega 6 rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên chú ý chỉ dùng với lượng vừa phải. Nếu bổ sung quá nhiều thì nó có thể làm gia tăng sự giữ nước và khiến máu bị vón cục trong lòng mạch, gây tê bì cục bộ.
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Ngoài việc kiêng ăn những thực phẩm trên thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải chú ý bổ sung những món ăn sau đây để giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện bệnh một cách hữu hiệu hơn:
- Thực phẩm canxi như sữa, tôm cua, hàu… và vitamin D như nấm, đậu nành, lòng trứng, ngũ cốc…: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều canxi vì nó là thành phần chính của xương, giúp xương phát triển mạnh khỏe. Việc bổ sung vitamin D sẽ giúp xương hấp thụ và tổng hợp được canxi tốt hơn để hỗ trợ cho việc điều trị tốt hơn.
- Các loại thịt màu nhạt: Để đảm bảo nguồn đạm để mang lại năng lượng cho cơ thể thì các bạn có thể ăn các loại thịt động vật có màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt… Những thực phẩm này rất giàu đạm và protein sẽ giúp ích cho quá trình hồi phục tổn thương cột sống, tăng cường sức khỏe tối ưu.
- Thực phẩm giàu Omega 3 như cá ngừ, cá mòi, cá hồi…: Omega 3 là một trong những thành phần chính cấu tạo nên đĩa đệm, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp nên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần bổ sung nguồn thực phẩm này.
- Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin từ xương sườn, sụn bò, sụn bê…: Đây là hai loại hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp nên rất cần thiết đối với những người bị thoát vị đĩa đệm.
- Rau xanh, trái cây: Những loại thực phẩm này không chỉ có nguồn vitamin và chất xơ dồi dào mà nó còn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và giúp bảo vệ xương khớp hiệu quả. Đồng thời còn có thể giúp giảm triệu chứng sưng viêm và ngăn chặn tình trạng lão hóa xương khớp nên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chú ý tăng cường trong thực đơn hằng ngày.
Chú ý chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc nắm được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số vấn đề hoạt động, sinh hoạt sau đây:
- Không nên ngồi quá lâu trong thời gian dài, không vận động vì nó sẽ tạo ra áp lực lên đĩa đệm cột sống gấp 3 lần khi đứng và khiến các cơn đau nặng hơn.
- Không nên vác các đồ vật quá nặng so với sức của mình để tránh gây áp lực lên vùng cột sống khiến các chấn thương khó phục hồi hơn.
- Khi bị đâu do thoát vị đĩa đệm thì bệnh nhân có thể nghỉ ngơi nhưng không nên nằm quá nhiều sẽ khiến cơ bị co cứng, mất tính linh hoạt. Tốt nhất là bạn nên tập thể dục, thể thao, vận động cơ thể nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình làm lành chấn thương.
- Khi muốn thay đổi tư thế thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chuyển tư thế từ từ, tránh thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống. Đồng thời không nên cười, hắt hơi hoặc ho quá mạnh vì điều này có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
Qua bài viết nói trên thì các bạn không chỉ có thể giải quyết được lo lắng bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh mà còn biết được những thực phẩm tốt cho việc điều trị nên bổ sung. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng với lối sống sinh hoạt lành mạnh để giúp nâng cao được khả năng chữa bệnh thành công hơn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt