Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây không ít khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa có nhiều kiến thức về bệnh lý này. Sau đây là một vài thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong của đốt sống. Tức là hiện tượng khối nhân nhầy ở bên trong đốt sống bị thoát ra khỏi bao xơ, tức vỏ bọc bên ngoài của đốt sống. Phần nhân nhầy trong đốt sống sẽ đi theo một vết nứt hoặc vết rách nào đó thoát ra bên ngoài chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống sống gây tổn thương.

                                             

Thoát vị đĩa đệm là gì?

1.1 Cấu tạo của đĩa đệm

  • Nhân nhầy (nhân keo): Proteoglycans là thành phần chủ yếu của nhân nhầy. Đây là hoạt dịch trong suốt và hơi nhầy; có tính ngậm nước cao, tùy thuộc vào từng đối tượng mà còn có mức độ ngậm nước cao. Khi cột sống chịu tác động của lực, chèn ép lớn, nhân nhầy sẽ tự động thoát nước ra ngoài để đĩa đệm xẹp xuống, phân tán lực,bảo vệ cột sống. Khi không chịu tác động nữa, nhân nhầy ngậm nước trở lại và phình to, trở lại trạng thái ban đầu.
  • Bao xơ: đây là vỏ bọc của nhân nhầy, bảo vệ nhân nhầy. Nó được cấu tạo từ các vòng collagen, dẻo, và có tính đàn hồi cao, ôm và bảo vệ nhân nhầy. Ngoài ra, nó cũng chống lại các lực căng hướng ngang, vặn xoắn ốc để cột sống luôn cân bằng.
  • Tấm sụn tận cùng: đây là bộ phận nằm giữa thân lớp sống và lớp vỏ bên ngoài của vòng bao xơ đĩa đệm. Nóđược cấu tạo bởi các vòng sợi collagen canxi, proteoglycans và nước.

1.2 Chức năng của đĩa đệm

  • Kết nối các đốt sống với nhau
  • Phân tán khả năng tác dụng lực, bảo vệ cột sống
  • Hỗ trợ trao đổi chất

2. Một số nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Có thể thấy, bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến. Vậy nguyên nhân từ đâu mà căn bệnh này khiến nhiều người gặp phải đến vậy?

  • Do tuổi tác: đối với người càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nhiều nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Điều này đã tạo điều kiện để đĩa đệm thoát ra ngoài.                         
Tuổi tác cao khiến cho xương bị thoái hóa đi nhiều
  • Do hoạt động quá sức hoặc sai tư thế: hoạt động nặng khiến dây thần kinh bị chèn ép, hơn nữa, ngồi sai tư thế như quá ưỡn người, vẹo người, quá khom sẽ khiến cột sống đi quá giới hạn, trượt khỏi đĩa đệm.
  • Do tai nạn hoặc do chấn thương: ngã, chấn thương sẽ khiến bao xơ bị rách ra tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ảnh hưởng đến cột sống.

3. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Ở mỗi giai đoạn khác nhau mà thoát vị đĩa đệm có những triệu chứng khác nhau

  • Thường có cơn đau xuất hiện khi ho, cúi người, xoay người,…
  • Rối loạn cảm giác trong giai đoạn đầu của bệnh lý
  • Chức năng của chân tay bị giảm sút nhiều
  • Không thể ngồi hoặc đứng trong tư thế quá lâu
  • Cường độ làm việc càng lớn cơn đau càng dữ dội
  • Vận động khó khăn, không làm được những việc nặng như mang vác,…
  • Mất dần cảm giác
  • Tê bì chân tay: đây là triệu chứng thường gặp liên quan đến các bệnh về xương khớp
  • Mất kiểm soát về vấn đề tiểu đại tiện
  • Đối với người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau âm ỉ vùng vai gáy
  • Đau vùng thắt lưng và dây thần kinh liên sườn là triệu chứng thường gặp của người thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng
  • Ngoài ra còn một số triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm như mất ngủ, chán ăn, sốt, sút cân,…

Nếu như phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đi thăm khám để phát hiện bệnh sớm nhất để có phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng, tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao.

4. Đối tượng thường mắc thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào, song đối tượng chủ yếu của bệnh lý này thường là:

  • Những người lớn tuổi: đây là độ tuổi xương khớp đã bị thoái hóa và bào mòn dần. Đĩa đệm suy yếu dần. Vì vậy đây là đối tượng được xem là mắc thoát vị đĩa đệm cao
  • Những người lao động phổ thông: đây là đối tượng thường xuyên hoạt động và mang vác nhiều, dễ sai tư thế trong lao động. Khi đó, đĩa đệm bị chịu tác động lớn, dẫn đến đĩa đệm thoát vị ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh, gây đau đớn
  • Những người làm công việc văn phòng: đây là công việc phải ngồi lâu, ít vận động điều này dẫn đến có thể sai tư thế khiến đĩa đệm bị trượt ra ngoài

   

Dân văn phòng là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm do ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế
  • Những người có chế độ sinh hoạt sinh hoạt thiếu khoa học: những thói quen như gối đầu cao, đeo túi nặng lệch vai trong một thời gian dài,… rất dễ gây ảnh hưởng đến các vấn đề về xương
  • Những người mắc bệnh bẩm sinh cột sống như vẹo cột sống, gù lưng, hoặc những chấn thương do tại nạn nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ để lại di chứng, dẫn đến các bệnh tật về cột sống, tổn thương đĩa đệm
  • Những người mắc bệnh béo phì: khi đó cột sống phải chịu một trọng lượng lớn dẫn đến việc chèn ép cột sống, đãi đệm thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến cột sống

5. Các loại bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đây là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới. Triệu chứng ban đầu thường gặp là đau mỏi cột sống cổ, đau lan ra vùng vai gáy, cánh tay, cẳng tay. Bên cạnh đó còn rối loạn cảm giác.
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng:bệnh lý thường gặp ở độ tuổi người lao động. Bệnh này gây đau thắt lưng, lan sang vùng chân, hông, mông,.. gây đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt là khi người bệnh khom người, khiêng vật nặng,…

6. Lời khuyên cho người bị thoát vị đĩa đệm

  • Khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và nghe lời khuyên của bác sĩ
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho cơ, xương một cách đều đặn, thường xuyên và có khoa học
Tập yoga có thể giúp phòng ngừa các căn bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoát vị
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và hợp lý, nên kiêng những đồ ăn làm gia tăng khả năng bệnh
  • Có thể dùng vật lý trị liệu để giảm nhẹ đi các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Tránh hoạt động mạnh, mang vác nặng, gây ảnh hưởng đến cột sống
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7