Top 6 biện pháp hàng đầu phòng ngừa thoái hóa đốt sống hiệu quả
Thoái hóa đốt sống, cột sống là bệnh lý phổ biến không trừ bất cứ một ai. Bệnh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mỗi người. Vì thế, thay vì tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức đề chữa bệnh thì tại sao chúng ta không phòng ngừa thoái hóa cột sống ngay từ hôm nay bằng những biện pháp đơn giản dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng thoái hóa đốt sống
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của xương khớp. Vì thế, bạn nên chú ý đến thực đơn hàng ngày bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho sụn, xương khớp. Đồng thời, hạn chế những món ăn, đồ uống có hại. Cụ thể như sau:
1.1. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp
- Tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa, pho mát, thịt, cá, ngũ cốc… để phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ để đảm bảo hệ xương khớp khỏe mạnh. Do đó, rau xanh, trái cây tươi… là lựa chọn lý tưởng.
- Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng là axit omega 3 như cá hồi, các loại hạt, dầu thực vật… Axit omega 3 tốt cho hệ xương khớp và sức khỏe, góp phần thúc đẩy bôi trơn sụn khớp.
- Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà rốt, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám… Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ hệ xương khớp khỏi các gốc tự do gây hại và giảm các phản ứng viêm xảy ra nếu có.
1.2. Tránh các thực phẩm gây hại
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, đồ ăn cay nóng… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp và ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi, vitamin, khoáng chất… Đồng thời, làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh, mạnh hơn.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Bởi những thực phẩm này dễ gây tăng cân, béo phì sẽ gia tăng áp lực cho hệ sụn, xương khớp.
- Rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích, nước ngọt có gas… cũng cần tránh sử dụng. Bởi những loại đồ uống, chất này khi vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, thúc đẩy các phản ứng viêm đối với hệ xương khớp.
2. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh không những có lợi cho cơ thể, sức khỏe mà còn tốt cho xương khớp. Vì thế, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống, các bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực sau:
- Đối với dân văn phòng nên hình thành thói quen đứng dậy, đi lại vận động sau mỗi 45 phút làm việc. Kết hợp với đó, nên tập các động tác tại chỗ như vươn vai, bài tập về tay chân, cột sống… để giúp cơ, xương khớp linh hoạt hơn. Đồng thời, đảm bảo lưu lượng máu lưu thông diễn ra thuận lợi đến hệ xương khớp.
- Tư thế làm việc, học tập, nằm hay nghỉ ngơi, thư giãn… cũng cần đảm bảo thực hiện chuẩn. Theo đó, nên ngồi thẳng 2 vai và lưng để giảm áp lực lên cột sốt, đốt sống.
- Nếu làm việc với máy tính cần đảm bảo khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt khoảng 30 cm. Đồng thời, mắt phải đặt trên màn hình khoảng 10 – 20 độ. Lựa chọn ghế ngồi sao cho phù hợp, đảm bảo không quá cao, quá thấp…
- Trong khi ngủ nên thường xuyên đổi tư thế. Tuyệt đối không nằm một tư thế quá lâu rất dễ bị đau nhức xương khớp, đốt sống. Cần tránh tư thế nằm sấp và không sử dụng gối quá cao để kê đầu.
3. Luyện tập đều đặn mỗi ngày
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày bằng những bài tập phù hợp, vừa sức vừa như yoga, chạy bộ, ngồi thiền, tập gym… giúp tăng cường sức khỏe vừa đảm bảo lưu thông khí huyết. Nhờ đó, lượng dưỡng chất đi nuôi cơ thể, xương khớp luôn đều đặn, liên tục.
Ngoài ra, tập luyện mỗi ngày cũng là giải pháp để cải thiện sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, góp phần phòng ngừa thoái hóa đốt sống hiệu quả, an toàn.
4. Không mang vác vật nặng để phòng thoái hóa đốt sống
Mang vác vật nặng sẽ khiến hệ sụn khớp, đốt sống chịu áp lực và trọng lượng lớn. Chính điều này dễ làm các khớp, sụn, xương ở vai, chân, khớp gối, lưng… bị tổn thương, gây đau nhức, khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục rất dễ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, đốt sống…
Vì thế, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống, chúng ta nên hạn chế mang vác vật nặng. Cùng với đó, việc xách đồ nặng, đeo túi nặng cũng nên hạn chế để không làm tổn hại đến xương khớp…
5. Kiểm soát cân nặng ổn định
Việc tăng cân quá mức, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến hệ xương khớp, các đốt sống phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài. Vì thế, càng khiến quá tình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn, gây tổn thương cho hệ xương khớp. Bên cạnh đó, béo phì còn làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như mỡ máu, huyết áp, xơ vữa động mạch, tim mạch…
Do đó, để phòng ngừa thoái hóa xương khớp và cải thiện sức khỏe, các bạn nên duy trì cân nặng ổn định. Với những người đang bị thừa cân cần có kế hoạch giảm cân khoa học bằng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý và nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.
6. Luôn giữ tâm lý thoải mái, lạc quan
Stress, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn đối với mọi cơ quan của cơ thể, trong đó có các đốt sống và hệ xương khớp. Đồng thời, còn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Vì thế, các bạn nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy dành thời gian để thư giãn, làm những việc mình thích và tâm sự nhiều hơn đối với mọi người. Điều này sẽ giúp giải tỏa những stress, căng thẳng và mệt mỏi, làm chậm quá trình thoái hóa. Từ đó, góp phần phòng ngừa thoái hóa đốt sống và xương khớp hiệu quả.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống bằng những biện pháp kể trên tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao, tốt cho cả sức khỏe tổng thể. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để cải thiện sức khỏe xương khớp được tốt nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt