Triệu chứng của bệnh gout là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gout nguyên nhân do các axit uric tích tụ nhiều trong khớp gây ra. Triệu chứng của bệnh gout gây ra đau đớn và sưng đỏ các khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Bệnh gout có thể khống chế bằng thuốc và phòng ngừa các biến chứng bằng việc thay đổi chế độ ăn hằng ngày.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong. Bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận dẫn đến thận không thể lọc axit uric trong máu. Các axit uric thường thường được đào thải qua nước tiểu và phân, nhưng với người mắc bệnh gout, axit uric trong máu bị tích tụ lại ở khớp gây viêm sưng khớp.

Khi viêm khớp cấp tái phát, người bệnh gout sẽ thường xuyên bị đau nhức khớp, cơn đau nhức đột ngột giữa đêm. Vị trí khớp bị ảnh hưởng thường là khớp chân: khớp ngón cái, khớp đầu gối, khớp mắt cá chân, bàn chân và ít gặp hơn ở khớp tay, khớp cột sống cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh gout là tình trạng các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp
Bệnh gout là tình trạng các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp

2. Bệnh gout có nguy hiểm không?

Tuy bệnh gout gây nên những cơn đau khó chịu cho người bệnh nhưng gout là bệnh lành tính, có thể điều trị bằng thuốc và hạn chế biến chứng bằng việc thay đổi thực đơn ăn uống.

Bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Triệu chứng của bệnh gout ở giai đoạn này chưa rõ ràng do chỉ số axit uric trong máu tăng lên ít.
  • Giai đoạn 2: Nồng độ axit uric tăng rất cao dẫn đến các tinh thể xuất hiện ở ngón chân, hình thành các nốt tophi. Nốt tophi thường thấy ở trên sụn vành tai, ngón chân cái và lan dần sang khớp gót chân, cổ chân gây sưng khớp. Ở giai đoạn này, các cơn đau dần xuất hiện nhưng không kéo dài. Càng để lâu, cường độ và tần suất cơn đau nhức khớp càng nhiều.
  • Giai đoạn 3: Các tinh thể axit uric tấn công nhiều tới khớp, triệu chứng bệnh cũng rõ ràng hơn. Người bệnh thường đau nhức về ban đêm, cơn đau kéo dài nhiều tuần liền.

Hầu hết người bệnh chủ yếu mắc bệnh gout ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, rất hiếm người bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do bệnh lý đã được điều trị ở giai đoạn 2.

3. Nguyên nhân của bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout bao gồm: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát từ các yếu tố như:

  • 95% các trường hợp mắc bệnh là nam giới ở độ tuổi 30 – 60 tuổi.
  • Chế độ ăn uống nhiều purin và đạm.
  • Thói quen lạm dụng rượu bia.
  • Những người ít vận động, làm việc văn phòng trong thời gian dài.

Một số nguyên nhân thứ phát từ các yếu tố như:

  • Người bệnh bị suy thận, từ đó làm giảm hiệu quả thanh lọc axit uric của cầu thận
  • Người mắc bệnh bạch cầu cấp
  • Đang sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị bệnh ung thư
  • Đang sử dụng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid.
Triệu chứng của bệnh gout là khớp bị sưng tấy, nổi nốt tophi
Triệu chứng của bệnh gout là khớp bị sưng tấy, nổi nốt tophi

4. Triệu chứng của bệnh gout

Triệu chứng của bệnh gout thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ nhận biết được các triệu chứng khi bệnh đã phát triển giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Các cơn đau nhức khớp do bệnh gout thường xảy ra đột ngột về đêm. Một số triệu chứng dễ nhận biết khác của bệnh như:

  • Khớp bị sưng tấy, đau dữ dội, nhức
  • Khớp bị sưng đỏ và biến dạng
  • Khi đụng vào vùng khớp sưng có cảm giác đau
  • Vùng khớp có cảm giác ấm lên.

Các biểu hiện bệnh thường kéo dài vài giờ đến vài ngày. Khi phát triển tới giai đoạn nặng, các cơn đau có thể kéo dài vài tuần. Người bị bệnh gout nếu không can thiệp điều trị kịp thời và sử dụng thuốc trị gout thường xuyên thì các triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương vĩnh viễn, biến dạng khớp, người bệnh khó khăn khi di chuyển.
  • Sỏi thận: Các axit uric không chỉ tích tụ trong khớp mà còn tích tụ ở thận, lâu ngày hình thành sỏi thận rất nguy hiểm.
  • Mọc tinh thể tophi dưới da, xung quanh ngón chân, đầu gối và các ngón tay, vành tai. Nếu không được điều trị, u cục tophi phát triển nhanh chóng về số lượng và kích thước.

5. Phương pháp điều trị bệnh gout hiệu quả

Để chẩn đoán cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu và chọc hút dịch khớp xét nghiệm nồng độ tinh thể axit uric. Với trường hợp bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng gây viêm sưng khớp và biến dạng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm người bệnh thực hiện chụp X-quang khớp, siêu âm khớp để xác định mức độ tổn thương. Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp điều trị bệnh gout như sau.

Bệnh gout có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày
Bệnh gout có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày

5.1. Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây điều trị bệnh gout giúp giảm các triệu chứng đau, hạ nồng độ axit uric trong máu và ngăn chặn axit uric lắng đọng ở khớp. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như suy gan, suy thận, đau dạ dày, người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc.

5.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh gout, giúp bệnh nhân hạn chế các cơn đau khớp. Bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống như sau:

  • Tránh ăn nội tạng động vật, các loại thịt nhiều đạm. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Có thể ăn trứng và các loại hoa quả.
  • Uống nhiều nước, hạn chế uống bia rượu và nước ngọt.

5.3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định với các bệnh nhân:

  • Bệnh nhân bị gout nổi nốt tophi kèm theo biến chứng loét
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hướng tới khả năng vận động và thẩm mỹ.

Khi phẫu thuật cần sử dụng colchicin để tránh cơn gout cấp khởi phát và kết hợp bổ sung thuốc hạ axit uric trong máu.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh gout, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bắt buộc cần phải thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Tuy có thể can thiệp điều trị bằng thuốc nhưng chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất để  ngăn tái phát cơn gout cấp. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh gout nêu trên, bạn cần liên hệ nhanh chóng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị và sử dụng thuốc kịp thời. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh gout nhưng người bệnh có thể hoàn toàn khống chế bệnh bằng thuốc và chế độ ăn uống.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7