Triệu chứng của bệnh gút và cách điều trị hiệu quả

Trước kia, người ta thường hay nói rằng: bệnh gút là bệnh của người giàu. Nguyên nhân là do những người giàu mới có điều kiện ăn uống quá thừa chất, dẫn đến bệnh gút. Nhưng thực tế hiện nay, bệnh này có thể gặp ở khá nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh gút để kịp thời đi khám và chữa trị sớm nhằm nhằm đạt hiệu quả cao là rất quan trọng. 

1. Thông tin sơ bộ về bệnh gút

Các chuyên gia định nghĩa, bệnh gút (bệnh gout) là một trong những dạng bệnh viêm khớp ở con người. Khi mắc bệnh này, những cơn đau mà người bệnh phải chịu thường rất dữ dội và đau đớn.

Hình ảnh bệnh gút

Nguyên nhân của bệnh gút một phần do việc ăn uống quá nhiều chất đạm, sử dụng thường xuyên các chất kích thích như rượu bia. 

Tuy nhiên, yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm khớp ở người bị gút là do sự tích tụ axit uric quá nhiều và quá lâu trong cơ thể. Sự tồn tại này dẫn đến quá trình xuất hiện những tinh thể urate. Chúng có thể tồn tại bên trong hoặc ở xung quanh các khớp và tạo ra những cơn đau kịch phát. Về lâu dài, nếu như không được áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời thì những cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Đồng thời, việc lây lan ra các vùng khác là không thể tránh khỏi.

2. Những triệu chứng của bệnh gút cần phải nắm rõ

Bệnh gút ban đầu sẽ xuất hiện biểu hiện viêm ở một hoặc một vài vùng khớp do sự hình thành dần dần của các tinh thể urate. Thường thì các triệu chứng của bệnh gút sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng khớp ngón chân cái. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân được ghi nhận là xuất hiện các cơn đau ở những vị trí khác, hoặc đau đồng thời cả ngón chân cái và các vị trí:

  • Mắt cá chân.
  • Bàn chân.
  • Đầu gối
  • Ngón tay.
  • Cổ tay.
  • Khuỷu tay.

Theo ghi nhận từ việc khám lâm sàng trên rất nhiều những người mắc bệnh, các chuyên gia đã tổng hợp được một số những biểu hiện của bệnh như sau:

2.1. Người bệnh bị khó chịu trong thời gian dài ở các vùng khớp

Những cơn đau nhói ở vùng khớp bị viêm do sự có mặt của các tinh thể urate khiến bệnh nhân thường tỉnh giấc bất thường giữa đêm. Những cơn đau này nhanh chóng trở nặng hơn. 

Tính từ khoảng nửa ngày đến một ngày kể từ lúc xuất hiện những cơn đau đầu tiên, cường độ của các cơn đau đã tăng lên khá đáng kể với tần suất khác nhau.

Các cơn đau khó chịu do bệnh gút

Có những bệnh nhân cho biết, chỉ sau khoảng 4 tiếng là họ đã phải chịu những cơn đau nghiêm trọng. Sau đó thì các cơn đau giảm dần về cường độ và tần suất. Tuy nhiên, chúng vẫn âm ỉ kéo dài và diễn trong từ vài ngày đến vài tuần. Điều này làm cho cuộc sống của người bệnh vô cùng khó chịu.

2.2. Người bệnh mệt mỏi và có thể bị sốt nhẹ

Hầu hết các bệnh nhân trong thời điểm những triệu chứng của bệnh gút xuất hiện đều đều có cảm giác mệt mỏi. Nhiều người sức đề kháng kém còn có thể bị sốt nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể khi một vùng khớp nào đó đang bị viêm nhiễm.

2.3. Triệu chứng của bệnh gút là những nốt tophi xuất hiện và phát triển

Những bệnh nhân bị bệnh giai đoạn nặng, xuất hiện những nốt u sần quanh vùng khớp bị bệnh. Giới chuyên môn gọi đây là những nốt tophi.

Các nốt tophi này hầu như không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng xuất hiện, to dần và thỉnh thoảng vỡ ra. Bên trong là một dạng chất lỏng trông như mủ, có màu trắng đục. Đây chính là những tinh thể urate gây ra hiện tượng viêm khớp của bệnh gút.

Tuy không gây đau cho người bệnh nhưng sự có mặt của các nốt tophi này lại khá nguy hiểm. Chúng có khả năng phát triển liên tục và khiến các khớp bị biến dạng vĩnh viễn, không thể phục hồi.

2.4. Triệu chứng của bệnh gút là hiện tượng sưng đỏ tại các khớp bị viêm

Những khớp mắc bệnh sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Khi sờ tay vào sẽ thấy cảm giác mềm và ấm nóng. Vùng da tại vị trí khớp bị viêm sẽ sáng bóng hơn các vùng da khác. Đôi khi, vùng da bị gút cũng có hiện tượng bị bong tróc.

Bệnh gút gây sưng đỏ các khớp bị viêm

2.5. Khả năng vận động của các khớp bị hạn chế

Khi bệnh gút phát triển mạnh, những khớp bị bệnh và các các khớp bình thường liên quan đến vùng khớp bị bệnh cũng sẽ bị hạn chế vận động. Nó khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động sinh hoạt thường ngày.

3. Điều trị bệnh gút ra sao?

Một số những biện pháp điều trị bệnh gút cơ bản bao gồm:

3.1. Điều trị cấp

Nguyên tắc của việc điều trị cấp là tiến hành điều trị sớm với liều lượng thuốc mạnh, dùng trong thời gian ngắn, hiệu quả nhanh. Các loại thuốc dùng trong đợt điều trị này thường gồm:

Thuốc kháng viêm không steroid

Những bệnh nhân ít có bệnh lý nền đi kèm sẽ được ưu tiên sử dụng loại thuốc này. Hiệu quả của thuốc liều cao phát huy ngay trong 2 đến 3 ngày đầu tiên. Tiếp đến liều lượng sẽ được giảm xuống.

Thuốc Colchicin

Độc tính của loại thuốc này cũng khá thấp nên được ưu tiên thứ hai trong điều trị gút. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Colchicin với các bệnh nhân có bệnh lý về gan, thận, mật cần được cẩn trọng hết mức.

Thuốc corticosteroid

Các bệnh nhân không đáp ứng hoặc không thể dùng thuốc kháng viêm không steroid và colchicine sẽ được chỉ định sử dụng corticosteroid. Có thể dùng ở dạng uống, dạng tiêm bắp, dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.

3.2. Điều trị hạ uric máu

Với đợt điều trị bằng thuốc theo mục tiêu hạ uric máu, làm giảm nguy cơ hình thành các tinh thể urate, liều lượng sẽ được thay đổi liên tục. 

Ban đầu sẽ là liều thấp, sau tăng dần liều cao. Thời gian sử dụng các dạng thuốc này cũng lâu dài. Kết quả mong muốn cuối cùng là đạt được mức acid uric trong máu nhỏ hơn 5 – 6 mg/dl.

Sử dụng thuốc hạ uric máu

Theo đó, ba nhóm thuốc hỗ trợ điều trị hạ uric máu thường dùng gồm:

  • Nhóm ức chế quá trình tổng hợp acid uric: Cơ chế của nhóm thuốc này là tiến hành ức chế chuyển hóa từ hypoxanthin thành xanthin, giúp hạ nồng độ acid uric máu dần dần.
  • Nhóm tăng thải acid uric qua đường tiểu: Cơ chế của nhóm thuốc này là ngăn cản việc ống thận hấp thu acid uric và đẩy nhanh quá trình thải acid uric ở cầu thận.
  • Nhóm thuốc làm tiêu acid uric: Thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân mắc các bệnh về máu khiến nồng độ acid uric tăng cấp.

3.3. Điều trị trong giai đoạn mãn tính của gút

Các tinh thể urate có thể khiến sụn khớp, đầu xương bị phá hủy dần dần, dẫn đến tình trạng thoái hóa và các biến chứng nguy hiểm kèm theo. Ví dụ như cứng khớp, dính khớp, khớp biến dạng. 

Với các bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn này, các thuốc chống thoái hóa khớp sẽ được chỉ định sử dụng. Đồng thời, nếu cần thiết thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các nốt tophi.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải thực hiện chế độ ăn uống theo đúng hướng dẫn của chuyên gia. Kết hợp tích cực nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng để việc điều trị bệnh bằng thuốc nhanh đạt hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp các triệu chứng của bệnh gút và một số thông tin liên quan. Ngay khi có triệu chứng của bệnh, các bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7