Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp. Mặc dù phổ biến nhưng không phải ai cũng biết viêm khớp dạng thấp là gì? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Nội dung bài viết
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là tình trạng màng hoạt dịch bị tổn thương, cùng với đó là sự bào mòn phần xương dưới sụn, sự phá hủy sụn khớp.
Theo như nhiều chuyên gia, viêm khớp dạng thấp là rối loạn tự miễn. Vì vậy, nếu không được điều trị sớm, không chỉ sụn khớp bị ảnh hưởng mà toàn bộ cơ quan của cơ thể như mạch máu, tim, phổi, da, mắt… cũng bị tác động xấu.
Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát chủ yếu ở nữ giới, sau 40 tuổi. Bệnh có diễn biến phức tạp và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp như đã nói ở trên là do hiện tượng tự miễn của cơ thể gây ra. Hiểu đơn giản chính là các kháng thể tốt nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại, gây bệnh lại kích thích cơ thể giải phóng các tự kháng thể tiêu diệt chính mình. Từ đó, chính những tự kháng thể này sẽ gây ra tình trạng viêm bên trong cơ thể.
Ngoài nguyên nhân chính kể trên, viêm khớp dạng thấp là gì còn xuất hiện do những yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình từng có người thân bị viêm khớp dạng thấp thì con, cháu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường từ 2 – 3 lần.
- Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
- Thừa cân, béo phì: Những người có cân nặng dư thừa sẽ dễ bị mắc bệnh hơn so với người bình thường.
- Chấn thương: Việc đã từng va đập mạnh, té ngã, chấn thương mà không được điều trị hiệu quả cũng dễ gây ảnh hưởng đến vùng khớp.
- Chế độ sinh hoạt: Ngồi, nằm, đi đứng sai tư thế, lười vạn động, mang vác vật nặng thường xuyên… Hay lạm dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia… đều làm gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
- Môi trường sống ô nhiễm, cơ thể bị nhiễm vi trùng, virus hay căng thẳng trong thời gian dài… cũng khiến con người dễ bị viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp với mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng nhất định. Cụ thể như sau:
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, vùng khớp tay, đầu gối thường xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ. Tuy nhiên, nếu vận động mạnh, mức độ đau sẽ tăng và khi được thư giãn, nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm.
Thế nhưng, những cơn đau này không kéo dài mà thường biến mất ngay sau đó. Vì vậy, khiến người bệnh hay chủ quan và đến khi bệnh nặng mới đi khám thì việc điều trị khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như:
- Buổi chiều hay sốt nhẹ.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Toàn thân bị toát mồ hôi.
- Đau mỏi thân mà trước đo không hề lao động nặng nhọc hay vận động mạnh.
Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó, sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát
- Mỗi sáng sau khi thức dậy, người bệnh bị co cứng khớp khoảng 10 – 15 phút.
- Tình trạng sưng tấy, nóng đỏ ở đầu gối, khớp cổ tay, cổ chân xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, chỉ cần ấn nhẹ vào những vị trí này, cơn đau sẽ dữ dội hơn.
- Các ngón tay theo thời gian sẽ biến dạng theo hình thoi. Đồng thời, sưng tây ở mu bàn tay, lòng bàn tay. Biến dạng cổ tay với hình lưng lạc đà.
- Vùng da xung quanh khớp bị viêm sẽ xuất hiện màu đỏ hoặc hồng nhạt.
- Những biểu hiện toàn thân như: nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, trên bề mặt da xuất hiện hạt, khố lỏng lẻo… Ngoài ra, các bộ phận khác của cơ thể như mô thần kinh, phổi, thận, tủy, mắt, tim… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp nguy hiểm như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp là gì nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
- Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đối với toàn cơ thể.
- Mức độ loãng xương nhiều và nhanh hơn.
- Dẫn đến thấp khớp.
- Chức năng của mắt bị ảnh hưởng.
- Mạch máu bị cản trở lưu thông, gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng, đột quỵ, đau tim, tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch.
- Gây ra những bệnh lý về phổi như viêm mô phổi, khó thở, tắc nghẽn đường thở…
- Dạ dày bị tổn thương, dễ viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Tỷ lệ hiếm muộn, vô sinh tăng cao.
- Tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư hạch.
Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Tùy từng mức độ viêm khớp, độ tuổi, cơ địa và sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những phương pháp phổ biến:
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc chống viêm nhưng không chứa steroid (NSAID).
- Thuốc steroid.
- Thuốc chống thấp khớp (DMARD)
- Thuốc sinh học có khả năng ức chế tế bào T hoặc tế bào B.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
- Thuốc ức chế TNF – alpha.
- Một số loại thuốc khác như anakinra (kineret), tofacitinib (xeljanz), abatacept (orencia)…
Lưu ý: Thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng tác dụng phụ thì không hề nhỏ đối với gan, thận, xương, dạ dày, hệ miễn dịch… Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng về liệu trình, liều lượng.
Thuốc Đông y
Đông y sẽ căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh để bốc thuốc. Những bài thuốc đông y có đặc điểm là sử dụng thảo dược thiên nhiên nên an toàn và không gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy nhiên, việc điều trị cần lâu dài mới cảm nhận được hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Kết hợp dùng thuốc đông y hoặc Tây y cùng với những phương pháp vật lý trị liệu sẽ gia tăng hiệu quả. Bác sĩ có thể lựa chọn một số giải pháp hoặc kết hợp vài giải pháp sau:
- Siêu âm.
- Xoa bóp.
- Bấm huyệt,
- Nhiệt trị liệu
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp
Nếu đã áp dụng những giải pháp trên mà không cho hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tùy từng vị trí mắc bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài các phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật nội soi: Tại vị trí khớp viêm, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp lót.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Mục đích là giúp vị trí sụn khớp được điều chỉnh lại và giúp cơn đau được đẩy lùi.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: Mục đích là cân chỉnh lại vị trí những đường gân quanh khớp viêm.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Nhằm loại bỏ phần khớp viêm một cách triệt đẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ chèn vị trí này một dụng cụ/thiết bị chuyên dụng.
Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Khi đã hiểu rõ viêm khớp dạng thấp là gì, ngay từ bây giờ, chúng ta nên phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng những việc làm thiết thực sau:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp các khớp, sụn, cơ… linh hoạt hơn, tránh bị khô cứng.
- Chú ý ăn uống khoa học lành mạnh. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin C, E. Đồng thời, hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, dầu mỡ, chất bảo quản.
- Không sử dụng thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
- Tập luyện thể thao mỗi ngày với bài tập phù hợp và vừa sức như yoga, bơi lội, đạp xe…
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả và giữ trọng lượng cơ thể ổn định.
- Hạn chế sống, làm việc ở môi trường ẩm thấp, không khí lạnh.
Viêm khớp dạng thấp là gì đã được chia sẻ trên đây. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thêm kiến thức để điều trị, phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt