Viêm khớp đầu gối: Biểu hiện và phương pháp điều trị
Viêm khớp đầu gối là bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến, thường gặp ở người sau 50 tuổi. Biểu hiện chính là những cơn đau nhức khó chịu, khớp gối cứng lại, ảnh hưởng tới khả năng vận động di chuyển. Vậy thế nào là viêm khớp đầu gối, biểu hiện cụ thể và phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Thế nào là bệnh viêm khớp đầu gối?
Khớp đầu gối là cơ quan quan trọng giúp con người di chuyển đi lại. Cơ quan này giúp gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống. Nhiệm vụ là phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như dây chằng, gân, cơ, lớp sụn khớp và bao khớp, giúp cho đầu gối hoạt động linh hoạt, dễ di chuyển.
Tuy nhiên khi khớp đầu gối gặp các vấn đề như chấn thương, thoái hóa khớp gối, lớp sụn bị đẩy ra ngoài làm đầu các xương chèn ép lên nhau khiến khớp bị sưng, đau và viêm khớp đầu gối, bệnh ảnh hưởng tới khả năng lao động của bạn.
Viêm khớp đầu gối đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến. Bệnh xảy ra ở gối vì nơi đây là vị trí tiếp giáp liên kết xương đùi, xương bánh chè và ống chân.
Theo thống kê hiện nay trên thế giới ở độ tuổi trung niên có 10% dân số bị viêm khớp đầu gối. Chủ yếu do sụn khớp bị hao mòn, trở lên thô ráp, các khớp xương cọ xát vào nhau dẫn tới đau đầu gối, sưng khớp, cứng khớp.
2. Phân loại viêm khớp đầu gối
Viêm khớp đầu gối được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại chính thường hay gặp.
Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp
Là loại viêm phổ biến nhất, lớp sụn khớp bị thoái hóa, tổn thương dẫn đến xương cọ xát vào nhau. Việc cọ xát trên khiếp các chức năng hoạt động của khớp tổn thương. Bệnh thoái hóa này thường xảy ra ở người trung niên từ 45 – 50 tuổi trở lên.
Viêm khớp dạng thấp
Là loại viêm khớp thường gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khớp trong cơ thể, biểu hiện có tính đối xứng như bạn bị khớp ở cả 2 đầu gối, 2 bàn tay,… Đây là nhóm bệnh khi hệ miễn dịch tự tấn công các mô. Khi bị bạch cầu tấn công, các màng hoạt dịch bao bọc khớp gối sưng đau, làm mềm xương. Đôi khi bạn còn cảm thấy nóng rát và khó chịu như kim châm.
Viêm khớp kinh niên do bị chấn thương
Hình thành khi lớp sụn rách, dây chằng bị đứt hoặc giãn và các vùng khớp xung xung quanh bị tổn thương và thường hay xuất hiện sau khi bị tai nạn. Nếu càng kéo dài càng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng di chuyển của người mắc.
3. Các nguyên nhân dẫn tới viêm khớp trên
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp, trong đó tại những thời điểm khác nhau, độ tuổi, tính chất công việc mà có những nguyên nhân thường gặp sau:
- Bị chấn thương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động: Khi bị chấn thương, các khớp chịu một lực rất lớn từ bên ngoài dẫn đến tổn thương các vùng quanh đầu gối. khi hiện tượng trên để lâu khiến cho khớp gối bị viêm nhiễm.
- Béo phì hoặc thừa cân có thể dẫn tới bị viêm khớp. Có thể nói chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động dẫn tới béo phì. Khi cân nặng thừa làm cho trọng lượng cơ thể dồn về khớp xương gây tổn thương và phát sinh triệu chứng sưng viêm.
- Do bị thoái hóa theo thời gian: bệnh thường gặp ở người cao tuổi, việc tái tạo lại lớp sụn và chất nhờn của khớp bị suy yếu.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và khoa học: do sinh dưỡng không hợp lý, bị thiếu hụt như thiếu canxi, kali, phốt pho. Sử dụng hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay, nóng ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Do bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới lượng axit Uric trong máu tăng cao. Thời gian ủ bệnh càng lâu càng khiến axit uric tích tụ, có thể gây gout, gây ảnh hưởng các khớp.
4. Các biểu hiện thường gặp
Viêm khớp đầu gối thường có những biểu hiện sau:
- Đầu gối sưng, nóng và khi chạm vào rất đau do chồi xương và dịch hình thành gây viêm.
- Khớp gối bị dính và tê cứng lại khiến bệnh nhân khó khăn khi di chuyển, co hoặc duỗi chân. Đặc biệt thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi bạn ngủ dậy, vì vậy bạn phải làm nóng, xoa bóp phần khớp để cơn đau giảm nhanh.
- Do phần sụn khớp và bộ phận liên kết mô lỏng lẻo dẫn tới khớp hoạt động không linh hoạt. Khi di chuyển đi lại, đầu gối phát ra các tiếng kêu răng rắc.
- Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi thường đau dữ dội ở cùng khớp, khiến hoạt động sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn.
- Các cơ xung quanh khớp bị teo biến làm cho đầu gối biến dạng.
Bệnh trên nếu phát hiện muộn và không điều trị tốt có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: đau đầu gối kéo dài khiến việc di chuyển và hoạt động co duỗi của chân bị ảnh hưởng, đôi khi có thể gây teo cơ, biến dạng khớp hoặc thậm chí là tàn phế.
5. Điều trị viêm khớp đầu gối hiệu quả bằng cách nào?
Để giảm đau và giúp khả năng vận động của người bệnh tốt hơn thì bên cạnh chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý, người mắc nên kết hợp sử dụng các loại thuốc sau để điều trị:
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) là loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau cho bệnh nhân. Thuốc có thành phần bao gồm aspirin, meloxicam, diclofenac, ibuprofen,… Tuy nhiên thuốc có gây ra tác dụng phụ như đau và viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa. Vậy nên, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi bạn bị dị ứng hoặc thuốc kháng viêm không có hiệu quả, bác sĩ khuyên bạn nên tiêm glucocorticoid (hay còn gọi là corticoid). Nhưng với phương pháp trên bạn cũng không nên lạm dụng vì có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, teo cơ, đứt gân,…
Bạn nên lưu ý không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng có thể gây các biến chứng nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Hy vọng với thông tin chứng tôi chia sẻ cho bạn, bệnh viêm khớp đầu gối cần được nhận biết, chẩn đoán và điều trị sớm. Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn có thể lựa chọn cho mình loại thuốc hỗ trợ điều trị khác
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt