Viêm khớp khuỷu tay điều trị như thế nào và cách phòng tránh
Viêm khớp là chứng bệnh về xương khớp rất phổ biến hiện nay. Trong đó, viêm khớp khuỷu tay gây không ít sự phiền toái cho người bệnh. Trong bài viết kỳ này, hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin cần biết để phòng tránh và điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Bạn biết gì về khớp khuỷu tay?
Khuỷu tay là bộ phần nằm giữa phần cánh tay và cẳng tay. Về cấu tạo, nó có cấu trúc khá đặc biệt: nằm giữa 3 loại xương cùng tham gia chuyển động (xương cánh tay, xương trụ và xương quay của cẳng tay). Khuỷu tay là nơi để các gân bám vào, xung quanh nó còn có các dây chằng và bao khớp. Mặt bên ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài. Đây là vị trí của các cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Bên trong nó là mỏm trên lồi cầu trong. Đây là nơi có nhóm cơ có nhiệm vụ thực hiện các thao tác duỗi, gập cổ tay.
Chức năng chính của khuỷu tay đối với cơ thể là giúp chúng ta có thể thực hiện một cách dễ dàng các thao tác như gập, duỗi hay sấp ngửa cẳng tay. Cũng chính vì vậy mà nó thường xuyên phải chịu tác động cơ học trong mỗi hoạt động của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương.
2. Viêm khớp khuỷu tay là bệnh gì?
Viêm khớp khuỷu tay là chỉ tình trạng khớp khuỷu tay bị đau và sưng tấy. Tuy nhiên, tình trạng thường không xảy ra phổ biến bởi khớp khuỷu tay chỉ bị viêm khi gặp phải các chấn thương va đập mạnh liên quan đến khuỷu tay hoặc bị gãy xương tay,…
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm xuất hiện những cơn đau buốt khiến người mắc gặp phải khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như: không thể co hoặc duỗi tay, việc cầm bút viết, đánh máy, cầm nắm hay bưng bê lại càng khó khăn hơn.
Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng bệnh có thể sẽ nặng thêm và xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng như: có thể lây lan sang các bộ phận lân cận như cổ tay, đốt ngón tay, khớp khuỷu tay bị biến dạng, teo cơ, bại liệt, tàn phế,…
Dấu hiệu của bệnh viêm khớp khuỷu tay là gì?
- Đau nhói, đau buốt khi di chuyển hoặc chạm vào khuỷu tay.
- Khuỷu tay bị sưng tấy, tê bì, nóng đỏ, căng cơ, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
- Các hoạt động hàng ngày như: nâng vật, cầm nắm, cầm bút viết, đánh răng,… trở nên khó khăn hơn.
Lý do nào dẫn đến bệnh?
- Do hậu quả của chấn thương: các chấn thương do va đập, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay tai nạn khi chơi thể thao có liên quan đến khuỷu tay,… có thể dẫn đến viêm khớp khuỷu tay.
- Do mắc chứng bệnh viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp xảy ra do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở các khớp như: khớp khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân, ngón chân,… Khi bệnh này trở nặng sẽ gây ra tình trạng viêm khớp.
- Do viêm gân: những người thường xuyên phải hoạt động phần khớp lặp đi lặp lại một động tác lâu dần sẽ dẫn tới viêm gân, viêm khớp.
3. Điều trị bệnh viêm khớp khuỷu tay như thế nào?
Thông thường, những người mắc bệnh về xương khớp nói chung hay người bị viêm khớp khuỷu tay nói riêng đều sử dụng những phương pháp sau:
Sử dụng thuốc:
Thuốc Tây y là loại thuốc được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhất bởi nó tiện lợi, dễ tìm kiếm và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp như: thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian,… Bạn có thể dễ dàng tìm được những bài thuốc dân gian chữa viêm khớp khuỷu tay từ cây cỏ xước, muối, gừng, ngải cứu,…
Áp dụng vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng: nhiệt, điện, vận động cơ học hay siêu âm,… để phục hồi chức năng của các bộ phận của cơ thể. Vật lý trị liệu có vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân có thể phục hồi sớm và toàn diện. Bên cạnh đó, đây là phương pháp giúp cơ thể người bệnh được linh hoạt hơn và có hiệu quả kéo dài hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu được biết đến nhiều như: massage, châm cứu, liệu pháp siêu âm, liệu pháp nhiệt,…
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là biện pháp chữa trị cuối cùng nếu các phương pháp nói trên không được hiệu quả. Thông thường, rất ít người phải tiến hành mổ khớp khuỷu tay. Phẫu thuật khớp khuỷu tay chỉ được chỉ định khi tình trạng bệnh viêm quá nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm nặng, loét, hoặc hoại tử,…
4. Làm thế nào để phòng tránh bệnh?
Tập luyện thể thao:
Tập luyện thể thao thường xuyên không những giúp các khớp được vận động linh hoạt hơn, giúp tăng cường sự lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể mà còn đem lại cho bạn sức khỏe dồi dào. Không những thế, việc kết hợp tập luyện nhẹ nhàng trong quá trình chữa bệnh còn giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức khớp, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Chế độ ăn uống:
Bên cạnh việc luyện tập thể thao, bạn cần quan tâm đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể và hệ xương khớp. Bạn cần nên và không nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Nên bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, omega-3, vitamin C, D, chất xơ, chất chống oxy hóa có trong các thực phẩm như: giá đỗ, trà xanh, rau mầm, rau cải xoăn, cải thìa, bắp cải, các hạt ngũ cốc, trứng, sữa,…
- Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic có trong cà pháo, cà ghém, canh chua, chuối tiêu; các thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao như nội tạng động vật, thịt đỏ;
Như vậy, để phòng tránh được bệnh viêm khớp khuỷu tay, bạn cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, kèm theo đó là tập luyện thể dục thường xuyên và ăn uống đúng khoa học. Bài viết trên chắc hẳn sẽ giúp bạn tìm cho mình được cách phòng tránh và điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn sẽ có một hệ xương khớp khỏe mạnh!
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt