Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này. Do đó, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thông  tin về bệnh lý xương khớp này thì hãy theo dõi những chia sẻ hữu ích dưới đây để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng cùng cách điều trị hiệu quả.

Viêm khớp liên cầu là gì?

Đây là một loại viêm khớp nhiễm khuẩn với tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn liên cầu Streptococcus. Sau khi bị chấn thương và nhiễm một số loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng, e.coli, trực khuẩn mủ xanh thì bệnh viêm khớp liên cầu dễ khởi phát.

Viêm khớp liên cầu do vi khuẩn liên cầu gây ra

Ngay khi khởi phát bệnh, người mắc sẽ phải đối mặt với những tổn thương không chỉ ở khớp mà còn xảy ra ở toàn thân. Đặc biệt, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh, gây tổn thương nặng nề lên sụn khớp cũng như các cơ quan khác như gan, thận…

Nguyên nhân gây viêm khớp liên cầu

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn liên cầu Streptococcus. Loại vi khuẩn này thường trú trong niêm mạc họng và trên da nhưng chúng không gây bệnh. Chỉ khi cơ thể chúng ta bị trầy xước, xuất hiện vết rách trên da, chấn thương mà không được vệ sinh, khử trùng sạch thì Streptococcus sẽ xâm nhập vào bên trong và làm các ổ khớp tổn thương.

Ngoài ra, sẽ tăng nguy cơ gây bệnh nếu gặp được một số yếu tố thuận lợi sau:

  • Xương khớp bị chấn thương trong thời gian dài hoặc bao khớp bị rách hở.
  • Mắc các bệnh như viêm gân, viêm cơ, viêm đường tiết niệu, viêm xương, mụn nhọt, viêm bộ phận sinh dục… sẽ làm xuất hiện một số ổ nhiễm khuẩn nằm cạnh khớp.
  • Các thủ thuật xâm lấn liên quan đến khớp không được thực hiện đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng như tiêm khớp, chọc dò dịch khớp.
  • Viêm phổi, viêm đa cơ gây ra biến chứng hoặc gây nhiễm trùng ở vị trí khớp.
  • Những người sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài.
  • Những đối tượng có sức đề kháng kém như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị thiếu chất…
  • Những người mắc bệnh lý về xương khớp, thoái hoá…

Triệu chứng của viêm khớp liên cầu

Bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh. Do đó, bệnh không chỉ gây triệu chứng tại vùng khớp tổn thương mà còn xuất hiện ở toàn thân.

Triệu chứng tại chỗ

Bệnh gây sưng đỏ, nóng rát vùng khớp
  • Những vùng da xung quanh khớp bị viêm sẽ có cảm giác nóng. Trong khi đó, khớp bị sưng đỏ.
  • Càng để lâu, mức độ đau sẽ tăng dần. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng khi vận động và đi lại.
  • Cơ bị co cứng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Dịch khớp có thể bị tràn và xuất hiện dịch mủ ở ổ khớp.

Triệu chứng toàn thân

  • Người bệnh bị sốt cao từ 39 – 40 độ C. 
  • Cơ thể đau nhức, mệt mỏi, uể oải. Thậm chí, người bệnh còn có triệu chứng rét run, ớn lạnh.
  • Môi khô, lưỡi bẩn và xuất hiện mùi hôi từ hơi thở.

Một số triệu chứng ít gặp

  • Ở một số bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm triệu chứng là xung quanh khớp nổi hạch.
  • Vùng da nơi bị đau và xung quanh xuất hiện viêm quầng, hăm kẽ.
  • Một số người còn bị chốc lây, chốc mép.

Viêm khớp liên cầu có nguy hiểm không?

Cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, viêm khớp liên cầu nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:

Tác động và ảnh hưởng đến sụn khớp

Hầu hết những tổn thương này sẽ xuất hiện ở các khớp lớn. Thậm chí có thể dẫn đến viêm đa khớp nếu như có nhiều sụn khớp bị tổn thương. Khi đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt như đi lại, vận động, thậm chí sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, còn có thể khiến sụn khớp bị phá hủy hoặc bị biến dạng, trật khớp. Chính điều này khiến chức năng vận động của người bệnh bị suy giảm.

Tác động lên các cơ quan khác

Vi khuẩn không chỉ tấn công vào các sụn khớp mà sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan quan trọng khác như tim, phổi. Từ đó, sẽ khiến những cơ quan này bị tổn thương, làm suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sức khỏe của cơ thể.

Ngoài tim, phổi, vi khuẩn sẽ theo đường máu, tấn công vào nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó, khiến hệ miễn dịch suy giảm và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khác.

Điều trị viêm khớp liên cầu như thế nào?

Bệnh lý về xương khớp này hiện có khá nhiều cách điều trị dựa trên từng mức độ cũng như sức khỏe, độ tuổi của người mắc. 

Điều trị bằng Tây y

Tây y là phương pháp chữa viêm khớp liên cầu khá phổ biến hiện nay với ưu điểm là giảm đau và hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, để an toàn và tránh tác dụng phụ, các bạn cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nội khoa

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn liên cầu theo đường tiêm.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau như Codein, paracetamol… nhằm giảm triệu chứng cho người bệnh.
Tiêm kháng sinh điều trị viêm khớp liên cầu

Biện pháp hỗ trợ điều trị

Để gia tăng hiệu quả điều trị, ngoài dùng thuốc Tây, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Dẫn lưu khớp: Trường hợp xuất hiện tràn dịch khớp và mưng mủ ở ổ khớp, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu khớp nhằm giảm lượng mủ và dịch ứ trong khớp. Vì thế, tình trạng phù nề và đau nhức khớp sẽ được cải thiện.
  • Nội soi rửa khớp: Khi dịch mủ đặc và không thể dẫn lưu khớp hoặc dẫn lưu khớp bị thất bại thì nội soi rửa khớp sẽ được chỉ định. Với cách này, trong ổ khớp sẽ giảm số lượng vi khuẩn và làm sạch ổ mủ.

Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh làm các mô sụn, mô mềm tổn thương thì phương pháp phẫu thuật để loại bỏ tổ chức viêm nặng và lấy mủ, dịch ra khỏi khớp. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định dùng kháng sinh điều trị để nhanh phục hồi.

Điều trị bằng đông y

Ngoài Tây y thì đông y cũng là phương pháp được đánh giá cao vì tính an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm đến các phòng khám, trung tâm đông y uy tín để được các lương y kiểm tra và bốc thuốc.

Việc trị bệnh viêm khớp liên cầu theo đông y mặc dù an toàn, lành tính nhưng cần kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả.

Phòng ngừa viêm khớp liên cầu

Để chủ động phòng ngừa viêm khớp liên cầu, các bạn nên tuân thủ những lưu ý sau:

  • Đối với những bệnh nhiễm trùng ngay khi phát hiện cần vệ sinh đúng cách và điều trị triệt để.
  • Nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục thể thao vừa sức mỗi ngày.
  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất nhưng phải hợp lý. Cần kiểm soát cân nặng ổn định, tránh để tăng cân, béo phì.
  • Khi mắc bệnh cứ bệnh lý nào về xương khớp cần thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ về chuyên khoa cũng như máy móc, đội ngũ y bác sĩ.
  • Nếu xảy ra chấn thương khớp cần vệ sinh vết thương đúng cách và điều trị tích cực.

Viêm khớp liên cầu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống, sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7